Từng có thời gian, một số người hoạt động trong giới showbiz thường lợi dụng những lùm xùm, scandal gây sốc và sự dễ dãi của khán giả để đánh bóng tên tuổi, gia tăng độ “hot”, từ đó nhận về nhiều hợp đồng thương mại hơn. Nhưng, giờ đây, công thức này không còn dễ áp dụng, bởi sau những phát ngôn, ứng xử thiếu chuẩn mực, vi phạm đạo đức, những nghệ sĩ, người nổi tiếng sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay đáng sợ từ công chúng, đặc biệt là từ cộng đồng dùng mạng internet hùng hậu.
Chiều 16/5, Hội văn học nghệ thuật phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Sóc Trăng tổ chức chương trình giới thiệu tác giả-tác phẩm, với chủ đề “Dấu ấn âm nhạc Sóc Trăng trong nền văn học nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” của các nhạc sĩ là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật địa phương.
Một mình bao la diễn ra sau 10 năm im hơi lặng tiếng, nhạc sĩ vốn không phải là một gương mặt thường trực trên truyền hình hay mạng xã hội với những “hit triệu view” nhưng Ðỗ Bảo khẳng định hấp lực đặc biệt, khi là nhạc sĩ đầu tiên tổ chức chương trình ở cả hai đầu đất nước và thu hút tới gần 6 nghìn khán giả. Thành công của Ðỗ Bảo (ảnh dưới) đã chứng tỏ, vẫn có một tầng lớp khán giả luôn dõi theo và ủng hộ người làm nhạc thuần túy, miễn là hay.
Văn Cao (15/11/1923 - 10/7/1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
Trong nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20, nhạc sĩ Văn Cao là một trong những tên tuổi nổi bật, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, chinh phục người nghe nhạc bằng những ca khúc có sức sống vượt thời gian. Dù là nhạc sĩ có số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng ông lại là người có những tác phẩm nổi tiếng rất sớm, đồng thời là tác giả của bản "Tiến quân ca" hào hùng đã trở thành Quốc ca chính thức của Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Tôi còn nhớ, tháng 2 năm 1971, đơn vị hành quân trên đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn, một đêm, đã nằm võng nhưng chưa ngủ, tôi nghe người bạn bên cạnh mở radio, chương trình “Tiếng thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam, nghệ sĩ ngâm bài thơ “Tôi đi trên những con đường rừng cũ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh). Tôi nhớ nhất hai câu thơ: Đồng chí nào chia tay nơi đây?/Ngã ba rừng hoang lá đầy...
Ở độ tuổi sung sức của một nhạc sĩ, Nguyễn Văn Chung (ảnh bên) đã kịp sở hữu một kho tàng gồm hơn 700 sáng tác, trong đó có tới 300 bài dành cho thiếu nhi. Được số đông khán giả xếp vào danh sách hit maker - những nhạc sĩ có nhiều sáng tác được công chúng yêu thích và xếp hạng cao như Vầng trăng khóc, Chiếc khăn gió ấm, Mùa đông không lạnh, Con đường mưa... và đặc biệt là Nhật ký của mẹ nhưng anh khẳng định, “vẫn chưa tìm ra công thức để sản xuất bài hit”.
Ba nhạc sĩ Lê Việt Hòa, Thanh Phúc, Trọng Đài - những tên tuổi đã có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam sẽ được tôn vinh trong chương trình “Tình yêu Hà Nội” lần thứ XV với chủ đề “Khúc hát từ trái tim hồng” do Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức, diễn ra vào 20 giờ ngày 7/12 tại Nhà hát Lớn .
Sau khi mở bán liveshow "Hà Nội riêng tôi" độ chục ngày, Vũ Thắng Lợi thông báo đã bán hết vé. Đề tài Hà Nội xem ra được nhiều người quan tâm nhưng cũng rất có thể sự đam mê và nhiệt huyết của ca sĩ đã được khán giả ghi nhận.