Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Hồ hướng dẫn hát sli cho trẻ em địa phương.

Đằm thắm điệu sli ở Xuân Dương

Xã Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) được coi là xứ sở của những câu sli đằm thắm. Người dân tộc Nùng nơi đây sinh sống làm ăn ở mảnh đất cha ông, mạch nguồn văn hóa chảy dạt dào trong huyết quản. Họ coi sli là hình thức giao tiếp ý nhị, tinh tế, là khúc hát giao duyên mà các cặp đôi khéo léo trao nhau, cũng là kho báu tinh thần, truyền từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác.
Già làng Điểu Lên (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) giáo dục con cháu về truyền thống cách mạng của người S’tiêng.

Cầu nối ý Đảng, lòng dân

Bình Phước có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, với 41 dân tộc anh em đang chung sống. Tỉnh hiện có 96 già làng và 345 người có uy tín. Đây là những người luôn gương mẫu trong các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng cả nước nói chung, cũng như dân tộc Nùng sinh sống ở Cao Bằng nói riêng chính là những bộ quần áo mang sắc chàm duyên dáng. (Ảnh: Thành Đạt)

Trang phục của người Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng là quê hương của cộng đồng dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó, có đồng bào Nùng - là dân tộc có số dân đông thứ hai trong tỉnh, bao gồm các nhánh: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Giang... họ thường sống thành chòm xóm với những dãy nhà sàn liền kề nhau, có phong tục và quy ước về nếp sống cộng đồng. Cùng với ẩm thực và ngôn ngữ, thì trang phục chính là một trong các dấu hiệu nhận biết giữa các dân tộc với nhau. Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng cả nước nói chung, cũng như dân tộc Nùng sinh sống ở Cao Bằng nói riêng chính là những bộ quần áo mang sắc chàm duyên dáng.