Trang trại YSA Orchid chuyên trồng hoa lan hồ điệp tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Ngày mới bên dòng Đa Nhim xanh

“Thôn mình, huyện mình đã xóa hết hộ nghèo. Đời sống nhân dân bây giờ khấm khá lắm, nhà cửa khang trang, con cái ăn học đàng hoàng; sản xuất nông nghiệp đã có máy móc, điều khiển thông minh; nhiều nhà sắm ô-tô, máy cày; đường nhựa, đường bê-tông đến chân ruộng, không còn đất để hoang…”, ông K’Bril, Trưởng thôn Kambutte, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khảng khái mở đầu câu chuyện.
Bản hòa tấu bên dòng Đa Nhim

Bản hòa tấu bên dòng Đa Nhim

Tây Nguyên vào xuân, nắng khẽ khàng như điệu Đămtơra của người Chu Ru bên dòng Đa Nhim êm đềm. Mùa xuân, đến với buôn làng người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, để được thổn thức trong bản hòa tấu của thanh âm truyền thống và những điệu dân vũ, trong Hội đoàn viên Tơigum Pơtom bên ngọn lửa thiêng đại ngàn.
Điệu tamya (múa) kết nối gái trai của người Chu Ru.

Tục bắt chồng của người Chu Ru

Giống như nhiều dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên, người Chu Ru ở Lâm Đồng theo chế độ mẫu hệ trong hôn nhân, gia đình. Khi cô gái Chu Ru đến tuổi cập kê, nếu đã để ý được chàng trai mà mình “ưng bụng” sẽ thưa với cha mẹ để nhờ người mai mối, cùng với cậu của mình đem lễ vật đến nhà trai làm lễ xem mắt.
Tái hiện lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru ở huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng.

Lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru

“Mừng lúa mới” là nghi lễ nông nghiệp cổ truyền của các tộc người gắn bó với cây lúa rẫy, lúa nước ở miền đất đại ngàn Tây Nguyên. Theo chu kỳ canh tác cây lúa, sau khi thu hoạch xong, họ thường tổ chức nghi lễ “mừng lúa mới” và mỗi tộc người có nghi thức tổ chức khác nhau. Với người Chu Ru, tộc người rất giỏi dẫn thủy nhập điền để canh tác lúa nước, lễ hội pót bơdai bơrhau - “mừng lúa mới” thường được buôn làng đứng ra tổ chức với quy mô lớn.