Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" đang chứng minh thành công trong việc triển khai mô hình kinh doanh bền vững tại địa phương.

"Mang rừng về vườn cà-phê" - mở hướng đi bền vững cho ngành cà-phê Việt

Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Thu hoạch trứng gà tại trang trại của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delco, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Phát triển bền vững, tạo nguồn thực phẩm an toàn

Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những chủ trương, định hướng chung về chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phù hợp với mục tiêu “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Gia đình chị Đinh Thị Hoa, ở xóm Phạc Sliến, xã Vân Trình, huyện Thạch An (Cao Bằng) đầu tư phát triển chăn nuôi, ổn định kinh tế gia đình.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kết nối thị trường

Nhằm khắc phục những hạn chế trong đầu tư phát triển sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản, Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ thành lập các nhóm cùng sở thích phát triển sản xuất. Nhiều nông dân tập hợp trong nhóm đã chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, mua chung vật tư sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm cà chua hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đắk Ha.

Liên kết sản xuất, tạo đầu ra cho nông sản Đắk Nông

Cùng với cơ chế, giải pháp của cơ quan chức năng thì nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã tại Đắk Nông đang chủ động đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tạo đột phá trong việc thúc đẩy thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.