Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Peru, tờ NotiMass Guerrero của Mexico đã điểm lại những mốc son đáng nhớ trong mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latin anh em, nhấn mạnh, bất chấp đại dương cách trở, đây là tình đoàn kết bắt nguồn từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cùng tình yêu tự do và hòa bình.
Trong khuôn khổ chuyến thăm tới Chile vừa qua, lãnh đạo và giới doanh nghiệp Brazil đã ký gần 20 thỏa thuận hợp tác với phía Chile, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trọng tâm hợp tác hai bên là nỗ lực thúc đẩy tuyến đường thương mại trên bộ kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (ECLAC) của Liên hợp quốc vừa đưa ra 80 khuyến nghị trên bảy trục hành động nhằm giúp khu vực này thoát “bẫy tăng trưởng thấp”.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) mới đây nhận định, nền kinh tế khu vực này vẫn “mắc kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp và sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 1,8% trong năm nay. Cơ hội việc làm kém và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến mức dự báo thấp này.
Diễn đàn khu vực về chính sách tài chính lần thứ 37 do Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) tổ chức kêu gọi các quốc gia nâng cao chất lượng chi tiêu công và giảm bất bình đẳng xã hội. Mỹ Latin đối mặt khó khăn chồng chất, song với nỗ lực đổi mới, cải cách chính sách của các nước, bức tranh kinh tế khu vực được kỳ vọng khởi sắc trong thời gian tới.
Tuy cách xa về địa lý, nhưng Mexico và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có nhiều điểm tương đồng về con người, khí hậu cùng hệ sinh thái tự nhiên tươi đẹp và đa dạng. Hai bên hiện còn nhiều dư địa phát triển đầy hứa hẹn trong nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Khu vực Mỹ Latin vừa trải qua một năm nhiều thách thức, nổi bật là tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy vậy, các nước Mỹ Latin tiếp tục nỗ lực vươn mình trong gian khó, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác với các đối tác vì sự phát triển và tiến bộ của khu vực.
Trong chuyến thăm làm việc tại Cộng hòa Nicaragua, từ ngày 30/10 đến ngày 2/11, đoàn đại biểu cấp cao Ðảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Phan Ðình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương dẫn đầu, đã hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Ðảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandino (FSLN); hội kiến Chủ tịch Quốc hội và làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành của Nicaragua.
Iran và Venezuela, Nicaragua, Cuba nỗ lực tối đa hóa các cơ hội hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ chiến lược giữa Iran với ba quốc gia Mỹ Latin này. Trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Iran Seyed Ebrahim Raisi tới Venezuela, Nicaragua và Cuba, hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học-công nghệ và y tế, giúp quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông mở rộng cánh cửa hợp tác quốc tế.
Khu vực Mỹ Latin và Caribe đang chứng kiến tín hiệu tích cực về phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này trong năm 2022 tăng 55,2% so với năm 2021. Đây là “trái ngọt” của quá trình tăng cường kết nối giữa Mỹ Latin với các đối tác như Liên minh châu Âu (EU), Nga, Iran...
Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra dự báo rằng khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và bão trong ít nhất 4 thập kỷ tới và thúc giục các chính phủ trong khu vực thiết lập hệ thống cảnh báo sớm.
Trong báo cáo Nghiên cứu tác động kinh tế năm 2023 vừa công bố, Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) nhận định lĩnh vực du lịch và lữ hành toàn cầu sẽ không phục hồi hoàn toàn trong năm nay, nhưng sẽ tiến gần hơn về mức trước đại dịch Covid-19.
Trong cuộc làm việc tại thủ đô La Habana, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài của Cuba Ricardo Cabrisas cùng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Maxim Oreshkin thảo luận về các dự án tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước. Phó Thủ tướng Cabrisas nhấn mạnh Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba trong khu vực và đứng thứ 5 toàn cầu.
2023 là năm quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Uruguay, đánh dấu tròn 30 năm hai nước đồng hành cùng phát triển kể từ Ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11/8/1993-11/8/2023). Thành quả của sự hợp tác chặt chẽ thời gian qua chính là nền tảng để Việt Nam và Uruguay tiếp tục vững bước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Năm 2023 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong quan hệ Việt Nam-Argentina khi hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (25/10/1973-25/10/2023) và 13 năm quan hệ Đối tác toàn diện (2010-2023). Việt Nam và Argentina đang nỗ lực thúc đẩy hiệu quả hợp tác sâu rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục củng cố vai trò đối tác chủ chốt của nhau ở hai khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latin.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez, Chủ tịch Hạ viện nước Cộng hòa Argentina Cecilia Moreau và Chủ tịch Thượng viện nước Cộng hòa Đông Uruguay Beatriz Argimon Cedeira, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Uruguay.
Mỹ Latin và Caribe là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. Nhiều tổ chức và chính phủ các quốc gia trong khu vực thời gian qua có những nỗ lực nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.