Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nội dung giáo dục địa phương được áp dụng thực hiện từ lớp 1-12 nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương và giúp học sinh vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương đang phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.
Năm học 2023-2024, Hà Nội có hơn 2.900 cơ sở giáo dục và đào tạo, tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với năm học trước. Cùng với đó, thành phố ký hợp đồng lao động với 3.112 giáo viên và tuyển dụng 608 giáo viên giảng dạy tại các trường để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Trước yêu cầu lựa chọn tổ hợp môn tự chọn có tính định hướng nghề nghiệp tương lai trong khi con vừa chân ướt chân ráo vào lớp 10, phụ huynh và học sinh rất cần sự tư vấn kỹ lưỡng từ phía nhà trường.
Sau một năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, được học các môn học theo nguyện vọng, sở trường, chất lượng học tập của hơn 100 nghìn học sinh trung học phổ thông của Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rệt.
Sau khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cấm xuất khẩu gạo tấm đồng thời áp thuế 20% đối với hầu hết các loại gạo khác từ ngày 9/9 nhằm bảo đảm an ninh lương thực do nước này đang bị hạn hán, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhờ thế mạnh về gạo xuất khẩu.