Đứng chân trên vùng biên giới bắc Tây Nguyên, với đường biên giới dài hơn 292 km, Kon Tum là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Thấm nhuần quan điểm “dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, những năm qua Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã xác định và triển khai nhiều giải pháp phù hợp, làm tốt công tác dân vận, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững bình yên nơi biên cương Tổ quốc.
Nhiều chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tại Cà Mau đã đi vào cuộc sống khá tự nhiên, khắc phục những tồn tại trong thực tiễn, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn. So với thời điểm năm 2014, thu nhập đầu người trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tính đến cuối năm 2023 tăng từ 29 triệu đồng lên 58 triệu đồng; từ hơn 3.300 hộ nghèo giảm còn 961 hộ...
70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.
Nhằm chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách ở khu vực biên giới của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các huyện biên giới tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng-Ấm lòng dân bản”-Tết Giáp Thìn 2024.
Sáng 26/10, tại tỉnh Kiên Giang, Đại tá, Tiến sĩ Bùi Thanh Cao, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng và Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đồng chủ trì Tọa đàm khoa học quân sự Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng “Thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Đến Cư Pui, một xã vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng của huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk), khi hỏi về đồng chí Nguyễn Văn Tâm, người nhiều năm giữ trọng trách Bí thư Đảng ủy xã thì người dân nào cũng biết và hết lời khen ngợi.
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách nói chung; riêng trong lĩnh vực văn hóa, truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội, vừa phổ biến tuyên truyền vừa định hướng dư luận. Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức mới trong công tác truyền thông chính sách, đòi hỏi ngành Văn hóa phải có những giải pháp hợp lý.
Văn hóa vốn luôn luôn là một dòng chảy liên tục, không ngừng, nối tiếp và tiếp biến nhau trong thời gian và không gian. Vận động và phát triển văn hóa Việt Nam trong hai năm rưỡi qua (1/2021-6/2023) chỉ là một thời gian rất ngắn trong dòng chảy đó, vì vậy, có lẽ là chỉ những nhìn nhận ban đầu mà chưa thể đánh giá, tổng kết. Mặt khác, đó lại là một công việc của nhiều người, nhiều cơ quan… yêu văn hóa, thực hiện chức năng quản lý, hoặc thường xuyên gắn bó và trải nghiệm văn hóa từ nhiều năm nay.
Cuốn sách “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tin của nhân dân trong nước và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế” ra mắt bạn đọc hôm nay, một lần nữa cho thấy tình cảm cao quý của nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè các nước dành cho Đảng ta, nhất là cá nhân đồng chí Tổng Bí thư ngày càng sâu đậm.