Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước, đạt 335,59 tỷ USD.
Từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, hoạt động xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra rất sôi động, lưu lượng hàng hóa trao đổi hằng ngày rất lớn, trung bình đạt hơn 1.300 xe/ngày, tương đương khoảng 25.000-30.000 tấn hàng hóa/ ngày, trong đó xuất khẩu khoảng 350-400 xe/ngày.
Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm vượt mức 21.000 tỷ nhân dân tệ và được đánh giá là “tăng trưởng vượt kỳ vọng”.
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, hoạt động xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm đã có bước khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ba tháng đầu năm ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 giảm 11,6%). Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng tiếp tục duy trì mức thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đây là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024 tại thành phố Lào Cai ngày 4/1.
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu giảm mạnh, nhưng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vùng Đông Nam Bộ vẫn tăng trưởng. Hàng hóa xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ đã có mặt gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hoạt động xuất, nhập khẩu suy giảm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu ngân sách nhà nước năm 2023. Hải quan thành phố đã triển khai nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ trọng tâm thu thuế xuất, nhập khẩu trên địa bàn.
Dù còn nhiều khó khăn song xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng năm 2023 đã có những tín hiệu khởi sắc. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và đạt kết quả khả quan.
Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc Jozef Sikela cho biết Bộ Công Thương Séc tin rằng năm 2023 sẽ chứng kiến một kỷ lục mới về kim ngạch thương mại Séc-Việt Nam.
Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 7/2023 của Trung Quốc đạt 3.460 tỷ nhân dân tệ, giảm 8,3%, nhưng tính chung 7 tháng đầu năm vẫn tăng 0,4% so cùng kỳ năm ngoái, đạt 23.550 tỷ nhân dân tệ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sau khi có bước giảm vào tháng 4 đã quay lại đà tăng trưởng nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, dự báo hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi tổng kim ngạch sáu tháng giảm tới 12,1% so với cùng kỳ trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6% của năm 2023 rõ ràng rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
4 tháng năm 2023, tổng kim ngạch hàng hóa thông thường của Lào với thế giới đạt 4,08 tỷ USD, xuất khẩu đạt 2,062 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,018 tỷ USD, thặng dư thương mại khoảng 44 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 11 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%. Như vậy, giá trị xuất khẩu nông , lâm, thủy sản 11 tháng năm 2022 đã vượt con số kỷ lục của năm 2021 là 48,6 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng cao, giá gạo xuất khẩu cũng vượt giá gạo của Thái Lan… xuất khẩu gạo đã và đang đón nhận nhiều tin vui. Dự báo, năm nay sẽ lại là một năm đạt kỷ lục của gạo Việt.
Trong giai đoạn từ tháng 8/2020 đến hết tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường các nước EU đạt 83,4 tỷ USD, tăng trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 74,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 40,8 tỷ USD, tăng 15,2%; nhập khẩu ước đạt khoảng 33,9 tỷ USD, tăng 5,7%. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,9 tỷ USD, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 19/8, Sở Công thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 7 tháng năm 2022 đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2022 đạt khoảng 6,4 tỷ USD.