Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra, với việc thông qua 1 luật, 3 nghị quyết và xem xét quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Thứ Hai, ngày 9/1/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Chiều 9/1, sau 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội khóa XV đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu bế mạc trước Quốc hội, đồng bào, cử tri và nhân dân cả nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Chiều 9/1, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sau 5 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao.
Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 4 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Tham gia ý kiến thảo luận ở hội trường, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu trong lập kế hoạch vốn vay lại của các địa phương năm 2022 để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới, bảo đảm sát yêu cầu thực tiễn.
Hôm nay (9/1), Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, tiến hành biểu quyết thông qua 1 luật và 3 nghị quyết, và họp phiên bế mạc.
Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 5-9/1 với nhiều vấn đề lớn, quan trọng và cấp bách cần được sự xem xét, quyết định của các đại biểu Quốc hội.
Thứ Bảy, ngày 7/1/2023, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 3 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện Bộ đang xây dựng Thông tư đưa Covid-19 trở thành một bệnh nghề nghiệp để hưởng bảo hiểm xã hội, qua đó sẽ giúp giải quyết vấn đề cả về mặt chuyên môn cũng như về chế độ đối với những người bị nhiễm Covid-19.
Nhiều đại biểu Quốc hội có chung nhận định, Nghị quyết số 30/2021/QH15 là một sáng kiến lập pháp rất đặc biệt, đã tạo điều kiện cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, ban hành các quyết định quan trọng, giải pháp sáng tạo, giúp công tác kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quan điểm mới và quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia là phải hướng đến phát triển có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra được động lực phát triển mới, đồng thời phải bảo đảm các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường...
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng người hành nghề, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm từ nhiều nước phát triển, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã có các quy định về kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề nhằm bảo đảm sự an toàn của người bệnh, nâng cao chất lượng đào tạo y tế.
Chiều 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Trong đó, các nội dung liên quan đến giá dịch vụ khám, chữa bệnh, tự chủ bệnh viện, Hội đồng Y khoa quốc gia… thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng cần xem xét tính thực tế và khả thi của các mục tiêu cũng như các kịch bản tăng trưởng đặt ra, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố bất định, khó lường như dịch bệnh, lạm phát.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 5/1, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiếp tục tiến hành họp về công tác nhân sự.
Thứ Năm, ngày 5/1/2023, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Với 481/481 đại biểu tán thành (chiếm 96,98% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm nhân sự Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.
Tính đến ngày 31/8/2022, có 14 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại, 1 địa phương đề nghị trả nợ trước hạn dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức đã được Quốc hội quyết định.
Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia Chính phủ trình Quốc hội, giai đoạn 2021-2030, Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
Sáng 5/1, tại Nhà Quốc hội, Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể theo hình thức tập trung. Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 1 luật và 3 nghị quyết, đồng thời xem xét công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội (nếu có).
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau khi có đủ hồ sơ tài liệu bảo đảm chất lượng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các nội dung cũng như việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2.