Sáng 14/11, tại Cần Thơ đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Đối thoại biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại giao và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tại Việt Nam (KAS) đồng tổ chức.
Hiệp ước song phương mới ký kết được xây dựng trên nền tảng vững chắc này, mở đường cho sự hợp tác hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng ngừa và trấn áp tội phạm.
Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang tiến gần đến kỷ niệm 4 năm kể từ ngày có hiệu lực (ngày 1/8/2024), khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, EVFTA chắc chắn đã mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp châu Âu, đồng thời củng cố sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư từ châu lục này.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đánh dấu bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu, góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới; đồng thời khẳng định tính tất thắng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc sẽ áp mức thuế nhập khẩu tạm thời thấp hơn mức thuế Tối huệ quốc (MFN) đối với 1.010 loại mặt hàng, đặc biệt thuốc và nguyên liệu dược dùng cho bệnh ung thư hoặc các bệnh hiếm gặp sẽ có mức thuế suất 0% trong năm 2024.
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh và Ấn Ðộ đã không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, nhất là ở lĩnh vực thương mại, thu hút đầu tư.
Ngày 2/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte, tại Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, hai bên chính thức trao Văn kiện thỏa thuận thực hiện Hiệp định hợp tác cấp Nhà nước trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và Hà Lan.
Ngày 27/10, tại Trụ sở Cơ quan Đối ngoại (EEAS) của Liên minh châu Âu (EU), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và bà Paola Pampaloni, Quyền Tổng Vụ trưởng Tổng vụ châu Á-Thái Bình Dương của EEAS đã đồng chủ trì Phiên họp lần 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-EU, triển khai Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trong hai ngày 19 và 20/10, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại học Tours (Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường”.
Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Ngày 5/10, Chính phủ Malaysia thông báo đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành quốc gia thứ chín phê chuẩn hiệp định này.