Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm chưa được hiệu quả ở một số địa phương.
Năm 2025 là năm đầu tiên công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT đều thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ 2018. Đây cũng là năm đầu ngành giáo dục thực hiện Thông tư 29 về quản lý dạy thêm, học thêm. Bộ Giáo dục và Đào tạo quán triệt với các đơn vị, nhà trường 4 nội dung lớn về mùa thi năm nay.
Qua kiểm tra thực tiễn và tổng hợp báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm chưa được hiệu quả ở một số địa phương.
Sau một tháng thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư số 29), việc dạy thêm, học thêm trái quy định đã giảm hẳn. Mặc dù vẫn còn những băn khoăn từ phía giáo viên, thấp thỏm, lo lắng từ cha mẹ học sinh, song bước đầu việc này đã tạo ra những chuyển biến tích cực.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, hệ lụy từ dạy thêm, học thêm tràn lan là rất lớn, không chỉ là sự lãng phí mà nghiêm trọng hơn khi làm mất đi khả năng tự học, tự khám phá của học sinh để rồi ảnh hưởng tới phát triển toàn diện của các em.
Đánh giá sau một tháng triển khai Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đã có hiệu quả tích cực trong nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm; hoạt động quản lý dạy thêm, học thêm cũng đang được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Dạy thêm, học thêm là hoạt động diễn ra cả trong và ngoài nhà trường, đã tồn tại lâu nay trong ngành giáo dục. Mặc dù có những đóng góp nhất định nhưng tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, mang tính ép buộc, thương mại hóa giáo dục đã gây nhiều hệ lụy. Vì vậy, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm, vấn đề đặt ra là cần thực hiện nghiêm túc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin cho biết, ngày 24/2, Đoàn kiểm tra của Bộ đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Đoàn kiểm tra cũng đã khảo sát tại Trường THCS Phan Chu Trinh và Trường THPT Phạm Hồng Thái.
Tròn 10 ngày Thông tư 29/2024/TT-Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình vẫn băn khoăn, lúng túng về cách vận dụng và thực hiện Thông tư này, bởi một số nội dung trong văn bản còn chung chung, khó hiểu. Bên cạnh đó, Thông tư 29 ban hành đang gây vướng cho tỉnh Thái Bình trong triển khai giảng dạy và học môn tiếng Anh.
Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực từ ngày 14/2. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 29, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố đã có công văn hướng dẫn đăng ký kinh doanh và các nội dung theo quy định về dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29.
Ngày 17/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông… về triển khai Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm.
Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đánh dấu bước thay đổi quan trọng trong quản lý dạy thêm, học thêm. Với nhiều điểm đổi mới, Thông tư số 29 được kỳ vọng không chỉ giúp khắc phục những bất cập, hạn chế trước đây mà còn tạo ra hướng đi minh bạch trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Quy định mới về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm từ Thông tư 29 thực sự tạo ra sự đột phá, bảo đảm cho lợi ích của học sinh. Đánh giá sự thay đổi, đổi mới bao giờ cũng “khó khăn, khó tiếp nhận”, nhưng Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới quy định về dạy thêm, học thêm nhằm khắc phục tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, cấm những hiện tượng tiêu cực, không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.
Tại Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến đóng góp có một số điều chỉnh mà theo Bộ nhằm hướng đến quản lý dạy thêm học thêm phù hợp với tình hình thực tế và tăng tính công khai, minh bạch.
Ngày 20/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình, đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Thường trực Tỉnh ủy với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiêu biểu tỉnh Thái Bình. Rất nhiều vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục hiện nay được thầy, cô giáo cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và chính quyền huyện, thành phố trao đổi, bàn luận trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng.
Hướng đến mục tiêu bảo đảm tính khoa học trong bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi nhằm giúp học sinh giảm áp lực, căng thẳng, phát triển hài hòa, toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần, thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã phát động phong trào “Ngày chủ nhật không dạy thêm, học thêm”.
Chiều 13/11, tại lễ phát động "Ngày chủ nhật không dạy thêm, học thêm", Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Dương Tất Thắng kêu gọi toàn xã hội cùng hưởng ứng, đồng hành chủ trương này, nhằm bảo đảm sự khoa học trong bố trí thời gian học tập và nghỉ ngơi, giúp học sinh giảm áp lực, căng thẳng, phát triển hài hòa, toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau đó, Bộ sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Trước tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, trái quy định diễn ra nhiều năm nay, gây bức xúc trong nhân dân, thời gian vừa qua chính quyền thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã có những biện pháp mạnh để chấn chỉnh hoạt động này tại địa bàn.