Dự án Trường học Hạnh phúc do Eurasia Learning Institute (ELI) thực hiện đã và đang khẳng định giá trị trong việc cải thiện hạnh phúc học đường và sức khỏe tinh thần cho học sinh tại Việt Nam. Ra đời từ những nghiên cứu quốc tế về mối liên hệ giữa thành tích học tập và sức khỏe tinh thần của học sinh, Trường học Hạnh phúc không chỉ đặt trọng tâm vào thành tích học tập mà còn chú trọng đến việc phát triển toàn diện tâm lý và cảm xúc của học sinh, giúp các em xây dựng một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc ngay từ những năm học đầu đời.
Tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024, 271 bộ huy chương đã được trao cho các vận động viên ở 15 môn thi. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, ...là những đơn vị dẫn đầu về thành tích thi đấu xuất sắc.
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tuyên Quang lần thứ XI có sự tham gia của gần 2.000 vận động viên tiêu biểu, đại diện cho trên 170 nghìn học sinh phổ thông toàn tỉnh, tranh tài ở 7 môn thi đấu: Bóng đá, Cờ vua, Điền kinh, Đẩy gậy, Cầu lông, Vovinam, Võ cổ truyền.
Chắc chắn bất kỳ ai đang công tác trong ngành giáo dục đều cảm thấy rất đáng buồn và đau lòng khi thấy nhóm học sinh trung học ở lứa tuổi mới 12, 13 nhưng đã có những hành vi vô lễ đến mức khó chấp nhận đối với thầy cô của mình. Đề cập vụ việc, các hiệu trưởng, là những nhà giáo đang làm công tác quản lý trực tiếp tại các cơ sở giáo dục đã bày tỏ những suy nghĩ từ thực tiễn quản lý, giáo dục học sinh.
Theo Bộ trưởng Công an Tô Lâm, để ngăn chặn ma túy xâm nhập học đường, ngành công an phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, cũng như phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, để ngăn chặn bạo lực học đường, vấn đề cốt lõi là phải xây dựng được văn hóa học đường và trang bị “sức đề kháng” cho học sinh trước những tác động của phim ảnh, mạng xã hội, tin tức tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là thầy cô, cha mẹ phải là tấm gương cho các em học theo.
Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội được chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành, đã nhận được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai và có tác động tích cực đến đời sống người dân trên địa bàn.
Các công trình nhà vệ sinh được bàn giao góp phần giúp học sinh cải thiện sức khỏe và yên tâm học tập; đồng thời lan tỏa và thu hút các nguồn lực xã hội nhằm đầu tư đúng hướng cho trẻ em, góp phần hình thành mô hình trường học thân thiện, học sinh khỏe mạnh, tích cực.
Bên cạnh những chương trình lớn tổ chức đại trà, mỗi năm, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh đều nỗ lực đưa các hoạt động hỗ trợ rèn kỹ năng, chuyên môn vào nhiều trường học phục vụ học sinh, sinh viên. Kênh tương tác ngay sân trường đã tạo được mạng lưới kết nối hiệu quả, chất lượng.
Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ. Vì vậy, xây dựng văn hóa học đường cần được coi là vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục nói chung, mỗi cơ sở giáo dục nói riêng.
Liên tiếp xảy ra các vụ việc đau lòng liên quan học đường như: Bạo lực, trầm cảm... thời gian qua, để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của các em học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác tư vấn tâm lý học đường hiện chưa được quan tâm, thực hiện sát sao, hiệu quả.
Ngày 18/10, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục và Đào tạo Ba Vì, tổ chức sự kiện “Ngày hội thể thao vui và truyền thông bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV về việc tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.