Cán bộ Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu sử dụng phần mềm Locus Map giám sát hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

Hiệu quả từ giao khoán và ứng dụng công nghệ bảo vệ rừng

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp như triển khai giao khoán rừng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ rừng nhằm phát hiện sớm các hành vi khai thác lâm sản trái phép trên đất rừng. Công tác này góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong bảo vệ rừng, hướng tới phát triển rừng bền vững.
Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Kon Tum hướng dẫn người dân chăm sóc cây rừng.

Chuyển biến tích cực trong phủ xanh đất trống ở Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên hơn 967 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng là gần 610 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt hơn 63%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp và nhân dân cho nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Mai tuần tra bảo vệ rừng.

Bình Phước nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

Bình Phước được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ với diện tích trong quy hoạch ba loại rừng hơn 171 ha, trong đó rừng đặc dụng hơn 31.179 ha, rừng phòng hộ là 43.548 ha và rừng sản xuất là 96.799 ha. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, rừng ở Bình Phước đang đem lại nhiều nguồn lợi, trong đó có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái khi được quy hoạch, đầu tư bài bản.
Tổ nhận khoán bảo vệ rừng thường xuyên được Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng tập huấn về công tác bảo vệ rừng và các quy định liên quan của Luật Lâm nghiệp.

Kiểm lâm “không phù hiệu” của Vườn quốc gia Tà Đùng

Người dân sinh sống khu vực giáp ranh được xem là “mắt xích” rất quan trọng trong việc hỗ trợ lực lượng quản lý, bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng giữ cho màu xanh nơi đại ngàn mãi mãi thêm xanh. Họ được người dân địa phương và lực lượng Vườn quốc gia Tà Đùng yêu mến đặt tên thân thương - Kiểm lâm “không phù hiệu”.
Một công trình tự ý xây dựng lấn chiếm trên diện tích đất lâm nghiệp.

Khắc phục bất cập do chồng lấn đất rừng với đất ở

27 năm qua, hàng trăm hộ dân xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên) không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất rừng chồng lấn lên diện tích đất ở của người dân cho Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - sau đây gọi là Trung tâm).
Hộ ông Mai Văn Dững cất nhà ở trên khu đất Nông trường Giồng Sọ.

Sớm khắc phục sai phạm về quản lý đất đai tại Nông trường Giồng Sọ

Năm 1986, Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long thành lập Nông trường quốc doanh nuôi tôm Giồng Sọ. Nông trường này sử dụng tổng diện tích đất hơn 169ha gồm thửa đất số 71, tờ bản đồ số 12, tọa lạc tại ấp Đình Cũ, xã Long Khánh và thửa đất số 1, thửa đất số 2, cùng tờ bản đồ số 15, tọa lạc tại ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, nay là xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa.

Bảo đảm các yêu cầu trong tự chủ bệnh viện, xã hội hóa khám, chữa bệnh

Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ tư, bên cạnh bày tỏ nhất trí cao với nhiều nội dung đã được sửa đổi trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, làm rõ, đặc biệt liên quan đến tự chủ tài chính bệnh viện công lập, xã hội hóa khám, chữa bệnh và giá dịch vụ khám, chữa bệnh.