Một đợt bùng phát dịch tả đã tấn công bang Borno, ở đông bắc Nigeria, nơi đã phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ lụt khiến gần 2 triệu người mất nhà cửa.
Trong vòng một tháng kể từ khi các trường hợp nghi ngờ đầu tiên được báo cáo, 658 trường hợp nhiễm trùng và 28 trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên cả 5 tiểu bang, với tỷ lệ tử vong tăng 4,3%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ethiopia đã cung cấp vaccine cho hơn 10 triệu người như một phần của chiến dịch vaccine quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của đợt bùng phát dịch tả đang diễn ra.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hà Giang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh.
Theo báo cáo từ các cơ quan của Liên hợp quốc, năm 2023, số ca mắc bệnh tả đã tăng vọt trên toàn cầu, với hơn 667.000 ca mắc và hơn 4.000 ca tử vong. Các quốc gia khu vực Nam Phi và Đông Phi nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm khoảng 75% số ca tử vong và 1/3 số ca nhiễm trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) duy trì mức cảnh báo tình trạng khẩn cấp cao nhất (cấp độ 3) đối với dịch bệnh nguy hiểm này.
Ngày 11/5, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) đã cảnh báo về đợt bùng phát dịch tả ở đông nam Ethiopia, khi số người tử vong tăng lên 94 người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hậu quả của cơn bão nhiệt đới Freddy đang đặt ra những rủi ro lớn đối với sức khỏe người dân ở các nước miền nam châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão này, trong bối cảnh dịch tả đang bùng phát tồi tệ khắp châu Phi.
Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, bão nhiệt đới Freddy đã khiến hơn 460 người thiệt mạng tại khu vực miền nam châu Phi, trong đó Malawi chịu thiệt hại nặng nhất.
Theo thông báo mới nhất vào ngày 15/3 của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Malawi, số nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão Freddy - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào châu Phi - đã lên tới 225 người.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, tình trạng biến đổi khí hậu làm gia tăng sự bùng phát dịch tả trên toàn cầu. Tại họp báo ngày 16/12 ở Geneva (Thụy Sĩ), chuyên gia WHO, tiến sĩ Philippe Barboza cho biết, dịch tả thường bùng phát ở những nước chật vật đối phó với nghèo đói, xung đột, khủng hoảng nhân đạo và ở những nơi người dân không được tiếp cận nước sạch.
Các tổ chức nhân đạo ở Haiti đang cố tìm những ngôn từ mạnh mẽ để nói lên nỗi lo ngại của họ về đợt dịch tả mới bùng phát và đang lây lan nhanh ở nước này.
Ngày 18/10, phát biểu trên truyền thông Đức bên lề Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra ở Berlin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên trái đất, mặc dù số ca tử vong trong đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh.
Ngày 26/9, Bộ Y tế Syria thông tin, đợt bùng phát dịch tả hiện tại ở một số khu vực của nước này đã khiến ít nhất 29 người tử vong. Theo Liên hợp quốc, đây là đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua tại quốc gia Trung Đông này.