Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, trong tuần qua, số ca mắc bệnh sởi có chiều hướng tăng nhẹ với 23 trường hợp nhiễm bệnh, nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên 109 người.
Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, số ca mắc bệnh sởi vào đầu năm 2025 đã vượt quá tổng số ca nhiễm của cả năm 2024.
Trước tình hình số ca mắc sởi tăng nhanh, nhiều trường hợp diễn biến nặng, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên cả nước xây dựng kịch bản ứng phó, bảo đảm công tác điều trị và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ngay khi nắm bắt thông tin dịch sởi bùng phát tại một số tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã chủ động triển khai những biện pháp tăng cường vệ sinh lớp học và khuyến khích phụ huynh đưa con tiêm vaccine sớm để tăng miễn dịch cho trẻ.
Mặc dù Thái Nguyên không nằm trong nhóm các tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch sởi, nhưng tỉnh vẫn tích cực triển khai các biện pháp hạn chế các ca mắc và đồng loạt ra quân tiêm chủng vaccine phòng dịch sởi tại tất cả các huyện, thành phố.
Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng trên cả nước, trong đó bệnh sởi đang bùng phát với số ca mắc cao, hơn 40.000 ca nghi nhiễm, 5 ca tử vong. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa thật sự chủ động được nguồn cung ứng vaccine và kinh phí tổ chức thực hiện việc tiêm chủng. Việc gián đoạn nguồn cung vaccine đã từng xảy ra với nhiều lý do khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Làm thế nào để tình trạng này không tái diễn?
Ngày 19/3, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết, trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp tại địa phương; xuất hiện ca tử vong đầu tiên nghi mắc bệnh sởi tại huyện Bảo Lạc, ngành y tế địa phương đang tăng cường hoạt động giám sát, phòng, chống dịch sởi.
Theo dữ liệu do Sở Dịch vụ Y tế bang Texas (DSHS) công bố ngày 18/3, dịch sởi tiếp tục gia tăng từ cuối tháng 1, đến nay có tới 279 trường hợp mắc bệnh.
Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền nam (57%), miền trung (19,2%), miền bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%). Đáng lưu ý, trong số các ca mắc sởi có 90,8% ca chưa tiêm vaccine, 4,9% không rõ tiền sử tiêm chủng và 4,3% đã tiêm.
Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, tăng cường phòng chống dịch sởi.
Một đợt bùng phát dịch sởi tại khu vực Tây Nam nước Mỹ đã khiến 2 người tử vong và hơn 200 người nhiễm bệnh, khiến cơ quan y tế hàng đầu nước này phải đưa ra cảnh báo đi lại.
Theo số liệu chính thức mới nhất, cơ quan y tế bang Texas ghi nhận 48 ca mắc bệnh trong đợt bùng phát hiện nay và hầu hết bệnh nhân là trẻ em chưa tiêm phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn ngay sau khi vaccine được cung ứng, không để muộn quá một tháng kể từ khi nhận được vaccine theo kế hoạch và báo cáo kết quả theo quy định.
Theo Bộ Y tế, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với tình hình bùng phát dịch sởi và số ca bệnh truyền nhiễm nhập viện tuyến cuối năm 2024 cao hơn nhiều lần so với 2023.
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng đột biến, đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong, ngày 2/12, Ủy dân dân tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế và các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống.
Ngành y tế Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn y tế về điều tra đối tượng, cung ứng và bảo quản vaccine, tổ chức buổi tiêm chủng, giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của vaccine và tiêm chủng vaccine, mục tiêu của chiến dịch để tạo sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân.
Sau khi chính thức công bố dịch sởi trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các ban, ngành, đoàn thể liên quan đã tập trung thực hiện theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong việc tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng để đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng bệnh sởi. Ba tuần gần đây, số ca mắc sởi có dấu hiệu chững lại, cho thấy hiệu quả sau khi thành phố triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin từ ngày 31/8 đến nay.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi và diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Điều này thể hiện quyết tâm của các cấp ngành y tế và chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể trong việc đẩy lùi dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
Ngày 3/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, số ca sốt phát ban nghi sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần qua tăng gần 54% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Ngày 31/8, chiến dịch tiêm vaccine sởi diễn ra đồng loạt tại hơn 310 điểm tiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 3 đoàn giám sát, bảo đảm tiêm chủng an toàn, hiệu quả.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố dịch bệnh truyền nhiễm sởi quy mô toàn thành phố, với nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra và mức độ nguy hiểm của dịch sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Ngày 27/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8/2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do virus sởi gây ra.
Ngày 11/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, các bệnh viện của Thành phố đã ghi nhận có đến 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi. Trước nguy cơ dịch sởi đang hiện hữu, cần hành động quyết liệt để ngăn chặn dịch.
Ngày 11/12, Bộ Y tế Nam Sudan đã tuyên bố bùng phát dịch sởi sau khi các thống kê dịch tễ học cho thấy số ca mắc bệnh được xác nhận ở nước này tăng đều đặn trong 38 tuần qua.