Đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,…
Nền kinh tế sáng tạo giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và làm giàu cho một quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển và trong tình trạng gia công, lắp ráp và xuất khẩu thô như Việt Nam.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Viện Nghiên cứu công nghệ vì cộng đồng (TFGI-Singapore) tổ chức Hội thảo Phát triển kinh tế số và hoàn thiện chính sách về công nghệ: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những cải cách của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm sẽ tiếp tục tạo tiền đề tốt cho cải cách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, góp phần củng cố niềm tin và tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp.
Năm 2024, Chính phủ đã khôi phục Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự trở lại của Nghị quyết sau một năm gián đoạn, mang theo thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp.
Ngày 12/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 100 đại biểu đại diện các doanh nghiệp, các cơ quan, sở, ngành đã cùng thảo luận các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng, cũng như thúc đẩy các nguyên tắc về bình đẳng giới trong hoạt động mua sắm.
Cùng với việc tạo động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, các hoạt động kinh tế cần tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới để kích thích tăng trưởng.
Thực tiễn đã chứng minh, các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước là nguyên nhân chính cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; làm tăng chi phí, giảm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế,…
Những bất ổn của thế giới đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, khiến bức tranh kinh tế nước ta bảy tháng qua vẫn mang gam màu xám. Vì vậy, trước những khó khăn hiện nay, Nhà nước cần ưu tiên tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư kinh doanh; tiếp tục có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực nhằm tạo không gian phát triển mới.
Bên cạnh cắt giảm điều kiện kinh doanh, một số bộ, ngành vẫn tiếp tục ban hành và thực thi các quy định về điều kiện kinh doanh mới với mức độ khắt khe và khó khăn hơn. Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục có thể làm xói mòn các kết quả cải cách và làm suy giảm niềm tin của doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn có thể đem lại nhiều cơ hội theo đuổi đa dạng hóa kinh tế và tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn. Khi có cơ chế thử nghiệm, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ yên tâm triển khai các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, phục hồi xanh.
Tại Việt Nam, cơ chế thử nghiệm chính sách được đề xuất áp dụng cho hai lĩnh vực cần đẩy mạnh phát triển là hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) và kinh tế tuần hoàn nhưng tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ cho vấn đề này đang chậm so kỳ vọng.