Lễ hội là “hồn cốt” của các di tích và danh thắng. Đến với lễ hội là con người có được cảm xúc thăng hoa với những giá trị văn hóa truyền thống, trở về với những giá trị thiêng liêng cội nguồn của dân tộc.
Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Sau thời gian dài rơi vào quên lãng, những điệu dân vũ tamya của người Chu Ru bỗng hồi sinh mạnh mẽ. Người già dạy cho lũ trẻ, lũ trẻ lại kết nối, lan tỏa để những vũ điệu tamya arya, t’rumpô, păhgơnăng… mãi đong đưa, góp phần gắn kết cộng đồng các dân tộc trên cao nguyên.
Nghĩ đến tương lai khi thế hệ mình mất đi, những bài học văn hóa tộc người có nguy cơ mai một, vợ chồng ông Hồ Văn Minh (SN 1955), bà Hồ Thị Hà (SN 1959), trú tại thôn Trà Va, xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) cần mẫn truyền lại những kinh nghiệm, bài học cho con cháu trong làng. Vùng cao Hiệp Đức bây giờ không còn nỗi lo thất truyền tiếng chiêng, điệu múa.
Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người Cơ Ho ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Trung ương khu vực Tây Nguyên trực thuộc Bộ Y tế dự kiến được xây dựng tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Bệnh viện có quy mô 500 giường, diện tích khoảng 15,6ha.