Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến trong tháng 9/2024, đơn vị sẽ hoàn thiện thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập thiết kế-dự toán dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh-cầu Vĩnh Tuy (quận Long Biên), phấn đấu khởi công vào cuối năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 3101/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên.
Đường mới, cầu mới, nhưng chỉ sau một trận mưa to là xảy ra ngập úng. Đó là thực trạng của cầu Vĩnh Tuy 2 và một số đoạn của đường vành đai 2 trên cao tại Hà Nội. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 được khánh thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 8/2023, rất mới, rất đẹp, nhưng vì rác thải quá nhiều mà không có đơn vị dọn dẹp thường xuyên, nên rác bịt hết các cống thoát nước, dẫn đến úng ngập mỗi khi mưa to, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
Sau hơn một năm thông xe, đưa vào khai thác, tuyến đường vành đai 2 trên cao đã góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên do công tác bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, dẫn đến tình trạng rác, ni-lông bít hệ thống thoát nước, ngập úng trên mặt đường khi có mưa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu kiểm tra xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Trong những năm qua, hạ tầng giao thông Hà Nội đã được đầu tư xây dựng, phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng cường kết nối giao thông với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho hạ tầng giao thông cần được bảo đảm.
Sáng 30/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức. Cùng tham dự lễ khánh thành có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông báo phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ thông xe đưa vào khai thác cầu Vĩnh Tuy mới (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2) và tổ chức giao thông tạm trên cầu Vĩnh Tuy cũ (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 1).
Sau hơn 2,5 năm thi công, công trình xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã vượt qua hầu hết những khó khăn, bước vào giai đoạn nước rút hoàn thiện những hạng mục cuối để bảo đảm tiến độ đề ra.
Với dự báo thời tiết tiếp tục diễn biến khó lường, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo những trận mưa lớn bất thường, mưa theo vùng tập trung trong thời gian ngắn, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kịch bản phòng chống úng ngập trong mùa mưa.
Hàng trăm công nhân đang ngày đêm miệt mài thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Nhà thầu Vinaconex huy động 100 công nhân, làm ba ca liên tục để hoàn thành toàn bộ tám khối hợp long trước ngày 10/6/2023.
Tập trung nhân lực, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ là yêu cầu của thành phố Hà Nội, đang được các chủ đầu tư, nhà thầu nghiêm túc thực hiện để đưa nhiều dự án giao thông trọng điểm về đích trong năm 2023.
Sáng 11/1, dự án đường Vành đai 2 Hà Nội, đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng đã chính thức được thông xe, đưa vào khai thác đoạn tuyến trên cao, hoàn thành toàn bộ trục giao thông quan trọng của Thủ đô trước tiến độ ba tháng.
Sau gần 4 năm thi công, đường vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thiện. Dự án có tổng đầu tư (sau điều chỉnh) là gần 10.000 tỷ đồng, đi qua địa bàn 3 quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân.