Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam). (Ảnh: DUY LINH)

Cần nghiêm trị trường hợp bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất

Ngày 28/10, nêu ý kiến về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất, đồng thời nhấn mạnh cần nghiêm trị các trường hợp này để tránh trục lợi, lũng đoạn thị trường.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Việt Hùng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Kiểm soát thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã chứng kiến những biến động không lành mạnh, với hiện tượng đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc này không chỉ làm tăng giá đất và nhà ở một cách bất thường, tạo ra bong bóng bất động sản, mà còn hạn chế khả năng tiếp cận nhà ở của người dân có nhu cầu thực sự.
Khu đất đấu giá xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.

Người trúng đấu giá lô đất hơn 100 triệu đồng/m2 ở Thanh Oai bỏ cọc

Chiều 9/9, theo đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội), đến nay đã hết thời hạn nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, tổ chức ngày 10/8, nhưng mới chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền, đều là những lô có mức giá trúng thấp. Riêng lô đất được trả giá cao nhất, hơn 100 triệu đồng/m2, người trúng đấu giá chưa nộp tiền theo quy định, bỏ tiền đặt cọc.
Một phiên đấu giá quyền khai thác mỏ cát Châu Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh Hoàng sơn)

Giải quyết tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá

Báo cáo tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết: Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 42 điều, khoản của Luật hiện hành; tăng 16 điều, khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.