Sự ra đời của Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn VSIC thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn FPT, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và các đối tác trong việc xây dựng hệ sinh thái bán dẫn bền vững, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong ngành công nghiệp chiến lược này.
Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chương trình tập trung vào bốn nhóm nhiệm vụ chính.
Một số doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cho biết hiện nay khi tuyển dụng, họ đánh giá cao cả những ứng viên có kinh nghiệm lẫn sinh viên mới ra trường do nhu cầu cao về nhân lực ngành này. Đây cơ hội cho các sinh viên ngành công nghệ. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng cũng có những tiêu chuẩn khắt khe mà để đáp ứng, sinh viên cần có sự chuẩn bị để không bỏ lỡ cơ hội.
Việt Nam hướng tới mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn; Đến năm 2050, có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.
Việt Nam đang có 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin, trong đó có một nửa là phần mềm có thể chuyển đổi qua AI (trí tuệ nhân tạo) và đang hướng tới việc chuyển đổi thành 1 triệu chuyên gia AI.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành xương sống của nhiều ngành công nghiệp, nhưng đi kèm với đó là những thách thức lớn như: tài nguyên phần cứng ngày càng khan hiếm, chi phí vận hành leo thang và bài toán tối ưu năng lượng trở nên cấp thiết. Làm thế nào để AI mạnh mẽ hơn nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn, đó là vấn đề được nhiều chuyên gia trao đổi tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 diễn ra vào ngày 13/3 tại Hà Nội.
Ngày 13/3 tại Hà Nội diễn ra hội thảo "Sự hội tụ của bán dẫn và trí tuệ nhân tạo: Yếu tố đột phá tạo ra chu kỳ cơ hội mới". Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn (AISC) 2025, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Aitomatic (Hoa Kỳ) tổ chức.
Tại Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 diễn ra sáng 12/3, do Aitomatic (Mỹ) và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia về công nghệ đã bàn về mối quan hệ cộng sinh trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI )và bán dẫn.
Dựa trên xu thế đào tạo và nhu cầu thị trường lao động, nhiều cơ sở giáo dục đại học dự kiến mở thêm ngành/chương trình đào tạo trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong đó nhiều ngành tập trung vào các lĩnh vực công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo - AI, Công nghệ bán dẫn, Kỹ thuật ô-tô số,...
Hội nghị AISC 2025 mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất và khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Với mục tiêu lấy khoa học-công nghệ làm động lực tăng trưởng mới, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, kiến tạo môi trường thông minh, sáng tạo, hấp dẫn các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài, trong đó có Ấn Ðộ. Quốc gia này có trình độ công nghệ thông tin tiên tiến, với bề dày kinh nghiệm và nguồn lực dồi dào, dự kiến doanh thu đạt khoảng 350 tỷ USD năm 2025.
Hai nước có tiềm năng tận dụng tốt hơn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để Ba Lan trở thành cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập và phát triển ở thị trường EU, cũng như hàng hóa Ba Lan thông qua thị trường Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN và các nước mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.
Ngành công nghiệp bán dẫn được xác định là lĩnh vực chiến lược, đóng vai trò then chốt trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và là nền tảng cho nhiều ngành công nghệ cao. Với Nghị quyết số 57-NQ/TW cùng chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo động lực đột phá cho kinh tế-xã hội và khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 6/1/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất. Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược.
Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam, khi các chiến lược và cơ chế chính sách mới được định hình để tận dụng làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở cho cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn và định hướng thúc đẩy, quản lý ứng dụng AI một cách bền vững.
Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định một cụm chip ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, là khu phức hợp công nghiệp quốc gia nhằm tạo ra trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.
Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024 vừa qua là một mốc son cho những kết quả đào tạo nhân lực, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn của thành phố trong chặng đường qua. Để tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển hệ sinh thái vi mạch bán dẫn, thành phố đã và đang nỗ lực giải quyết những yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, tiêu chí, nguyên tắc quản lý tài sản số, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn.
Sáng 21/11, theo giờ địa phương (tức đêm cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Cộng hòa Dominica. Cùng dự có Bộ trưởng Kinh tế, Kế hoạch và Phát triển Cộng hòa Dominica Pavel Isa Contreras.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, ngành công nghiệp bán dẫn nổi lên như một trong những trụ cột chiến lược của thế kỷ 21. Công nghiệp bán dẫn không chỉ là nền tảng cho các thiết bị công nghệ mà còn giữ vai trò cốt lõi trong nền kinh tế số của mỗi quốc gia.
Ngày 7/11, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị quyết chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố.
Mặc dù tình hình khu vực và quốc tế biến động phức tạp, Việt Nam và Ấn Độ vẫn giữ vững quan hệ hợp tác bền chặt và ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, qua đó tích cực thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD trong thời gian tới.
Từ ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc sẽ diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Vietnam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Triển lãm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao NIC phối hợp cùng Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức.
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành một hệ sinh thái bán dẫn, trí tuệ nhân tạo có quy mô lớn trong khu vực, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn như Google, Meta, Qualcomm, Intel, NVIDIA, AMD… và rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trong ngành điện tử.
Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn theo lộ trình 3 giai đoạn, mục tiêu đến năm 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn trong nước đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20-25%.