Từ quyết tâm thực hiện chủ trương phát triển nhà ở xã hội thời gian qua của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, kết quả khả quan, nhiều đối tượng chính sách xã hội đã tạo lập được chỗ ở ổn định, bảo đảm an sinh, an tâm làm việc, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, những rào cản về quy hoạch, thủ tục đầu tư, chính sách vay vốn... phát sinh từ thực tế cũng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả đầu tư các dự án, dẫn đến kết quả xây dựng, phát triển nhà ở xã hội đạt rất thấp so với chỉ tiêu kế hoạch mà chính quyền thành phố đề ra.
Cấp đất ở, sắp xếp dân cư theo quy hoạch, trợ giúp người dân cải thiện khó khăn về nhà ở, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ sinh kế, huy động các nguồn lực thực hiện an sinh xã hội để không ai bị bỏ lại phía sau.
Không khí chuẩn bị đón mừng Xuân mới Giáp Thìn 2024 đã rộn ràng khắp miền Tây Nam Bộ. Dịp này, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở được cấp ủy, chính quyền địa phương trao tặng những căn nhà "Ðại đoàn kết" giúp ngày đón xuân càng thêm ý nghĩa. Khi đã an cư, người dân sẽ dồn sức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống...
Với vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía bắc, có lực lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đông, thành phố Hải Phòng đang nỗ lực triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội nhằm hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người lao động. Đây cũng chính là một động lực trong phát triển của thành phố cảng.
NDO-Dọc tuyến biên giới tỉnh Bình Phước, đi đến đâu điện, đường, trường trạm và các trung tâm mua sắm đông đúc và không ít người đồng bào người Xtiêng, M’nông, Khmer là những tỷ phú. Điều đáng mừng là mặt bằng chung khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sống dọc biên dưới ngày một đổi thay, nhiều hộ nghèo đã vươn lên nhờ chính sách an cư lạc nghiệp.
Vùng Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Các địa phương trong vùng gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An đều có diện tích khá lớn, có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia khá dài. Tập trung phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân, xây dựng vùng biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị là giải pháp căn cơ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia.
Thần Sa là xã khó khăn nhất của huyện vùng cao Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) với 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, xa trung tâm, đi lại khó khăn, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cho nên có đến 43% hộ nghèo. Để giúp người nghèo có cuộc sống tốt hơn, nhiều năm qua doanh nhân Nguyễn Huy Quý đã tích cực xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ xóa nhà tạm, lương thực, điện chiếu sáng cho bà con.