Sáng 14/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ 4 năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đại hội có sự tham dự của 220 đại biểu, đại diện cho gần 50 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Dịp Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị của tỉnh Quảng Bình tổ chức đóng điện, cấp điện cho 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi và mong mỏi, điện lưới quốc gia đã lên với vùng biên cương Tổ quốc. Bà con người Ma Coong, A Rem ở đây đã được đón cái Tết rộn ràng và vui tươi hơn.
Bình Phước sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có diện mạo nông thôn khang trang, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là khu vực biên giới, vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
NDO- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một dự án quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đúng vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay, 160 hộ đồng bào dân tộc H’Mông ở bản vùng cao Pá Nó, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung cho nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, với sự nỗ lực, tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực để phấn đấu đến năm 2025, 100% các thôn vùng sâu, vùng xa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Chiều 15/9, Điện lực Sa Pa (Lào Cai) cho biết, đã khôi phục hệ thống đường truyền, cấp điện trở lại cho vùng lũ ống xã Liên Minh và nhiều nơi khác trên địa bàn thị xã Sa Pa, do ảnh hưởng của mưa bão những ngày qua
Tại nhiều vùng nông thôn ở Hậu Giang, vẫn còn tình trạng lưới điện “đứt khúc, đứt quãng”, nhiều hộ dân phải “câu đuôi”, kéo chuyền đường điện, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và ngành điện tỉnh Hậu Giang đã rất nỗ lực tìm cách đưa điện lưới quốc gia về phục vụ người dân nông thôn, xóa dần khoảng trống về lưới điện.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành điện lực Lạng Sơn đã tập trung đầu tư cho các dự án điện, trong đó, nổi bật là dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia. Nhờ đó, đến nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điện, với 99,64% hộ dân có điện, trong đó tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia hơn 99%.