Chỉ vài ngày sau khi Chat GPT bắt đầu gây ra "cơn sốt" tại Việt Nam, trận động đất kinh hoàng quét qua Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hàng chục nghìn người tử vong.
Trong thảm họa động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ, từ các đoàn cứu hộ, cứu nạn của Chính phủ đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bằng nhiều cách khác nhau đã luôn đồng hành, sẻ chia cùng nhân dân nước bạn. Tinh thần "lá lành đùm lá rách", tình hữu nghị quốc tế đã sáng lên trong lòng đại địa chấn.
Đoàn Báo Nhân Dân đã có những ngày tác nghiệp không thể quên tại các vùng chịu ảnh hưởng động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân cử các phóng viên từ trong nước đến các điểm nóng quốc tế, nhằm mang đến cho bạn đọc những sản phẩm báo chí chân thực, đặc sắc trên các nền tảng: báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội...
Khi tòa nhà bắt đầu rung lắc dữ dội, cảnh sát Turgay Mardin tại thị trấn Nurdagi vội vã bật dậy. Anh lao về phòng lũ trẻ, ôm chặt chúng rồi nằm úp xuống sát thành giường đúng theo hướng dẫn. Chung quanh, mọi thứ chao đảo, chòng chành. Tiếng đổ vỡ vang lên khắp nơi.
Hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đang ở tập trung trong các thành phố "lều trại" để bảo đảm an toàn. Họ phải tập làm quen với một cuộc sống với những nhịp sinh hoạt hoàn toàn khác.
Ahmet Kaya Baba, 50 tuổi ngồi lặng im trên một chiếc ghế cũ trước cửa lều tạm tại Nurdagi (Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ). Mắt ông trống rỗng hướng về phía thị trấn cũ giờ đã hoàn toàn vắng bóng người. Ahmet bảo, đến tận lúc này, ông vẫn còn rất sốc và không thể ăn uống được gì. Mặc dù thoát chết thần kỳ từ đại địa chấn, nhưng cũng giống như hàng nghìn gia đình khác tại mảnh đất này, Ahmet đã mất đi rất nhiều người thân yêu sau thảm họa động đất.
Sau trận động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2, rất nhiều người may mắn còn sống sót ở 10 tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống tạm trong các lều trại, container được dựng lên trong các sân vận động. Một số khác lại lựa chọn ở trong những chiếc ô-tô vốn để vận chuyển hằng ngày.
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ trận động đất kinh hoàng rạng sáng 6/2 khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, một nhịp sống tại Hatay đã dần hình thành. Những điều tưởng chừng như bất thường lại trở thành bình thường ở vùng đất Cực nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Là nơi có nhiều di tích mang dấu ấn văn minh thời cổ đại, thế nhưng Antakya (Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ) lại vừa bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất kinh hoàng. Những nhà thờ cổ kính, giáo đường Hồi giáo hàng thiên niên kỷ, dãy phố cổ bên dòng Orentes hiền hòa… tất cả đều bị đổ sập và vùi lấp trong niềm luyến tiếc của cả nhân loại.
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, nước này đang đẩy nhanh các kế hoạch cung cấp nhà ở cho nạn nhân của trận động đất ngày 6/2 vừa qua. Đến nay, trận động đất làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã khiến gần 50.000 người tại 2 nước này thiệt mạng.
Hơn 2 tuần sau thảm hoạ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, tâm chấn Hatay vẫn ngổn ngang, đổ nát. Những tòa nhà bị đổ sập, những gương mặt thất thần... Chưa ai có thể nguôi quên khi nỗi đau vẫn còn hiện hữu.
Theo kế hoạch, sáng 24/2, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố chế độ hỗ trợ lương tạm thời và đưa ra lệnh cấm cắt giảm việc làm tại 10 thành phố để bảo vệ người làm công ăn lương và các doanh nghiệp trước những tác động của thảm họa động đất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản hôm 6/2 vừa qua.
Các báo cáo cho biết, một số người đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sau hai vụ động đất mới này. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương.
Mohammed al-Hamo chưa từng nghĩ sẽ có lúc nghề tay trái là cắt tóc của mình được tận dụng trong khu tạm trú của những nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Ngày 20/2, một trận động đất có độ lớn 6,4 đã làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Đối với Đại úy Vũ Duy Hưng, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an, lần nhận nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ là một chuyến đi khá khác biệt với những lần ra quân khác. Không như những lần thực hiện nhiệm vụ trong nước, lần này anh có đôi phần lo lắng trong những giây phút đầu tiên nhìn cảnh đổ nát, hoang tàn khủng khiếp tại nơi vừa đặt chân tới.
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải cho biết các nước đánh giá rất cao, không những về trình độ năng lực, mà cả sự cần mẫn, cố gắng của các đoàn cứu hộ cứu nạn của Việt Nam.
Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2 và sẽ giao các bộ, ngành Việt Nam tiếp tục có thêm các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời gian tới.
Những ngày qua, động đất khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu nhiều hậu quả thảm khốc đối với người và tài sản. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có thư ngỏ gửi lời thăm hỏi và chia sẻ trước những khó khăn của cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau 15 giờ bay, Đoàn cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam gồm 24 cán bộ, chiến sĩ hạ cánh xuống sân bay Adana, rồi lên xe ô-tô đến đường 531, Adiyaman Merkez, Adiyama, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là địa chỉ được ban tổ chức nước bạn phân công thực hiện cứu hộ, cứu nạn - 1 trong 3 vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất.
Đã có rất nhiều hình ảnh ghi nhận mức độ tàn khốc của trận động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó không thể không kể đến bức ảnh chụp hai cha con ông Mesut Hancer do phóng viên ảnh Adem Altan của hãng thông tấn Pháp AFP thực hiện.
Từ những hình ảnh và âm thanh qua camera dò tìm, đoàn cứu hộ Việt Nam đã phát hiện dấu hiệu sự sống dưới đống đổ nát, qua đó phối hợp nước bạn giải cứu một thiếu niên 14 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng ta, từ truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định cử lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam sang tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính đến 9 giờ ngày 8/2 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chuẩn bị vượt mốc 8.000 người. Các nỗ lực tìm kiếm người sống sót vẫn được duy trì bất chấp thời tiết khắc nghiệt.
Trong nỗ lực giúp Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua những khó khăn của thảm họa động đất, Iraq đã triển khai nhân sự và các chuyến hàng viện trợ dưới nhiều hình thức tới hai quốc gia này.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Âu, tính đến cuối ngày 6/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị thương vong trong trận động đất tại nước này, nhưng có người bị ảnh hưởng về mặt vật chất như nhà cửa đổ nát… do có ít người Việt sinh sống tại các khu vực xảy ra động đất.
Hình ảnh ghi nhận một tòa nhà bị đổ sập sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2. Tính đến 17 giờ cùng ngày (theo giờ Việt Nam), đã có hơn 500 người chết và hàng nghìn người bị thương do trận động đất. Trong đó, có ít nhất 284 người chết và 2.323 bị thương tại Thổ Nhĩ Kỳ; 237 người chết và khoảng 600 người bị thương tại Syria. Công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai.