Các đại biểu dự phiên họp chiều 26/3. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất phạt tới 5% doanh thu nếu vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đề xuất áp dụng xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu của năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chính phủ quy định cụ thể về mức phạt, khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Bế mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7

Chiều 26/3, tại Nhà Quốc hội, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung các quy định thúc đẩy kinh tế dữ liệu

Góp ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) kiến nghị bổ sung quy định về nguyên tắc dữ liệu mở và chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, hình thành các trung tâm, sàn giao dịch dữ liệu, đồng thời giao Chính phủ quy định danh mục dữ liệu mở và cơ chế bảo đảm an toàn quyền riêng tư khi chia sẻ dữ liệu.
Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Quốc hội, việc bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng.
Tháo gỡ khó khăn, bất cập về nguồn kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn

Tháo gỡ khó khăn, bất cập về nguồn kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn

Đại biểu Quốc hội đề nghị, ở những địa phương chưa cân đối được nguồn thì cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên để lập, thẩm định, quyết định đối với quy hoạch đô thị và nông thôn được lập sau ngày 16/6/2022 và quy hoạch đã được bố trí một phần kinh phí, nhưng phát sinh thêm các nhiệm vụ quy hoạch sau ngày 16/6/2022.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu ý kiến giải trình trong phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Cấm ghi âm, ghi hình tại phiên tòa nhằm bảo đảm sự tập trung cao nhất cho quá trình xét xử

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện khi chủ tọa phiên tòa cho phép nhằm bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho quá trình xét xử, chứ không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất Hà Nội áp dụng thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng xác định khung pháp lý cần thiết để thành phố Hà Nội có thể cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn thành phố, phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền thành phố.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 hồi tháng 8/2023. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến 8 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV diễn ra từ ngày 26 đến 28/3 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó có dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Bổ sung phương pháp thặng dư trong xác định giá đất

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung phương pháp thặng dư là một trong những phương pháp xác định giá đất và bổ sung tương ứng quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng phương pháp này đã có sự thu hẹp so với quy định của pháp luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Không mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, nếu đưa nước khoáng và nước nóng thiên nhiên - vốn được coi là khoáng sản vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, áp dụng cơ chế quản lý của Luật Tài nguyên nước thì sẽ không phù hợp về bản chất, đồng thời gây nguy cơ thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, đồng thời không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến 8 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6

Sáng 28/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Đề nghị quy định cụ thể vấn đề về giá dịch vụ y tế trong dự thảo Luật

Nhấn mạnh giá là vấn đề phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị trong dự thảo Luật Giá (sửa đổi) cần có một số điều quy định cụ thể về giá dịch vụ y tế để làm cơ sở xây dựng các thông tư liên quan giá dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế sau này.