Tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép

NDO - Vấn đề mua bán người, đưa người di cư trái phép vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu và có chiều hướng gia tăng. Hiện những thách thức về tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ để tội phạm này tiếp tục diễn biến phức tạp.
0:00 / 0:00
0:00
Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm.
Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm.

Ngày 1/12, tại tỉnh Hà Nam, Ủy ban tư pháp của Quốc hội phối hợp Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tổ chức Tọa đàm về “Chia sẻ kết quả nghiên cứu của UNODC về tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép”. Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội chủ trì Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, đồng chí Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội, cho rằng: Vấn đề mua bán người, đưa người di cư trái phép vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các khu vực xảy ra xung đột vũ trang hoặc xảy ra nạn đói, nghèo, nhu cầu di cư của người dân các nước này đến các nước giàu có và an toàn hơn ngày càng tăng cao, tạo cơ hội cho các nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện việc đưa người di cư trái phép vì mục tiêu lợi nhuận hoặc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép và mua bán người, năm 2000, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cùng một số Nghị định thư Việt Nam trở thành thành viên của Công ước và Nghị định thư về Ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vào ngày 8/6/2012. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tham gia Nghị định thư về Chống đưa người di cư trái phép và đang nghiên cứu, xem xét để sớm tham gia Nghị định thư này.

Đồng chí Lê Thị Nga cho biết: Công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, đưa người di cư trú trái phép của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này; những thách thức về tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ để tội phạm này tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép ảnh 1

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Tọa đàm.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia của UNODC, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã trình bày các tham luận và thảo luận về kết quả nghiên cứu của UNODC về tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép; Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép, đề xuất và kiến nghị; Thực tiễn thi hành pháp luật mua bán và vấn đề hoàn thiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm hiện nay...

Tọa đàm là diễn đàn thích hợp để các đại biểu, các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ, trao đổi và thảo luận các quy định của pháp luật Việt Nam, thực trạng tình hình mua bán người, đưa người di cư trái phép tại Việt Nam, các thách thức về tác động của tham nhũng đối với mua bán người và đưa người di cư trái phép và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian sắp tới.