Hội nghị quốc tế về Sudan vừa diễn ra tại London (Anh), với sự tham gia của khoảng 15 quốc gia và các tổ chức quốc tế, đã kêu gọi các bên ở Sudan ngừng bắn ngay lập tức và vĩnh viễn, cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang chính quyền dân sự ở quốc gia Đông Phi này. Trong bối cảnh cuộc xung đột ở Sudan bước sang năm thứ ba và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự mới đây tuyên bố thành lập một “chính phủ song song” ở Sudan, cộng đồng quốc tế lo ngại tình hình leo thang căng thẳng đẩy nước này ngày càng chìm sâu vào khủng hoảng.
Saudi Arabia, Qatar và Liên hợp quốc cho rằng việc thành lập một chính phủ "song song" tại Sudan có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ tại quốc gia Đông Phi đang chìm trong xung đột.
Sudan đang đối mặt "thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới" và nếu không chấm dứt xung đột, cung cấp viện trợ khẩn cấp và đưa nông nghiệp trở lại bình thường, hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/2, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết cơ quan này buộc phải tạm dừng hoạt động trong và chung quanh trại tị nạn Zamzam bị nạn đói hoành hành ở Bắc Darfur của Sudan do tình trạng bạo lực leo thang.
Ngày 25/2, một máy bay quân sự của Sudan đã rơi xuống khu vực Omdurman, phía bắc thủ đô Khartoum, khiến các thành viên đội bay và một số binh sĩ thiệt mạng.
Là tương lai của thế giới nhưng nhiều trẻ em đang phải gánh chịu những đau thương, mất mát do các cuộc xung đột khốc liệt, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nghèo đói gia tăng. Trong bối cảnh đó, Hội nghị thế giới về quyền trẻ em, diễn ra ngày 3/2 tại Vatican, kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế cùng chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm qua cho biết, họ đã nhận được 82 triệu USD tiền tài trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB) để cải thiện dịch vụ y tế cho hơn 8 triệu người ở Sudan.
Lực lượng Hỗ trợ Nhanh bán quân sự (RSF) và các lực lượng dân quân liên minh đã tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, tiến hành nhiều vụ sát hại và các hành vi bạo lực đáng lên án khác dựa trên cơ sở sắc tộc.
Một quan chức Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) hôm qua cho biết, sau 20 tháng xung đột vũ trang, Sudan "vẫn đang chìm trong vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng nhân đạo với quy mô đáng kinh ngạc", đồng thời kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
Trong gần 20 tháng, giao tranh giữa quân đội Sudan với lực lượng RSF đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hơn 11 triệu người phải di dời trong nước hoặc đến các nước láng giềng.
Tình hình Sudan trở nên bất ổn khi nổ ra cuộc xung đột khốc liệt giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự kể từ giữa tháng 4/2023.
Ít nhất 28 thường dân đã thiệt mạng và 37 người bị thương ngày 8/12 khi một trạm xăng ở khu vực phía nam Khartoum do lực lượng bán quân sự RSF kiểm soát bị pháo kích.
Sáng 16/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ công tác tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5.
Trong vòng một tháng kể từ khi các trường hợp nghi ngờ đầu tiên được báo cáo, 658 trường hợp nhiễm trùng và 28 trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên cả 5 tiểu bang, với tỷ lệ tử vong tăng 4,3%.
Ngày 13/8, đại diện Liên hợp quốc cho biết, mưa xối xả và lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hơn 700 nghìn người ở Tây và Trung Phi, chỉ sau 2 tháng các khu vực này bước vào mùa mưa.
Ủy ban Kháng chiến El-Fasher cáo buộc “chỉ trong 3 ngày, Lực lượng Hỗ trợ nhanh đã sát hại hơn 43 trẻ em, 13 phụ nữ và 9 nam giới là thường dân tại thành phố El-Fasher”.
Ngày 6/6, Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric đã nhận được "những báo cáo kinh hoàng... về số thương vong cao" sau vụ tấn công nhằm vào một ngôi làng ở bang Gezira của Sudan.
Các hoạt động cứu trợ ở Sudan gặp trở ngại khi các cuộc đụng độ tiếp diễn giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF). Hai bên đổ lỗi lẫn nhau cản trở các hoạt động nhân đạo.
Xung đột gia tăng đang đẩy người dân Sudan và CHDC Congo tới bờ vực của nạn đói. 18 triệu người, chiếm hơn một phần ba dân số Sudan và 23,4 triệu người, chiếm 25% dân số CHDC Congo, sắp rơi vào cảnh đứt bữa. Những con số biết nói dù không mong muốn này gióng hồi chuông cảnh báo các phe phái ở hai quốc gia châu Phi cần nhanh chóng chấm dứt xung đột nhằm khôi phục an ninh, ổn định cuộc sống thường nhật cho người dân.
Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết, khoảng 5,3 triệu người đã phải di dời ở Sudan, trong đó khoảng 1,3 triệu người đã vượt biên sang các nước láng giềng.
Vụ không kích này là vụ việc gây thương vong dân thường nhiều nhất kể từ khi bùng phát xung đột hồi tháng 4 năm nay giữa Quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).
Giải quyết các cuộc khủng hoảng, chống khủng bố và duy trì sự ổn định khu vực là những nội dung được các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên đoàn Arab (AL) tập trung thảo luận tại hội nghị diễn ra ở thủ đô Cairo của Ai Cập. Tìm giải pháp “Arab thuần túy” cho các vấn đề cấp bách của khu vực là mục tiêu được các nước AL thúc đẩy mạnh mẽ.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách châu Phi, bà Martha Ama Akyaa Pobee (M.A.Pô-bi) kêu gọi cần một giải pháp đàm phán để chấm dứt xung đột quân sự ở Sudan càng sớm càng tốt.