Các đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, chào mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, gọi điện lừa dối hoàn tiền cho người mở tài khoản, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền tại ngân hàng. Tội phạm công nghệ còn dùng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học.
Công dân Singapore chỉ cần quét thông tin sinh trắc học khuôn mặt, mống mắt để nhập cảnh; còn du khách nước ngoài vẫn xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh nhưng có thể dùng sinh trắc học khi xuất cảnh.
Ngày 16/10, Công an huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phát đi thông báo cảnh báo việc giả danh cán bộ công an gọi điện đặt lịch hẹn làm căn cước công dân cho trẻ từ 6 tuổi trở lên để người dân biết phòng tránh lừa đảo.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này yêu cầu người dùng xác thực khuôn mặt nhiều lần để thực hiện chuyển số tiền lớn trong tài khoản của nạn nhân.
Sau khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, định danh điện tử - eKYC đã không còn xa lạ với phần lớn người dùng Việt.
Việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của ngành hàng không đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Ứng dụng công nghệ số trong quy trình làm thủ tục đi máy bay tại sân bay không tiếp xúc, không giấy tờ dành cho khách hàng dựa trên sinh trắc học và phương pháp định danh số đang được ngành hàng không trên thế giới, trong đó có Việt Nam - hướng tới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học. Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng thương mại nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thu thập thông tin sinh trắc học của khách hàng để thực hiện đúng tiến độ, điều dư luận quan tâm là độ bảo mật thông tin sinh trắc học của khách hàng từ phía ngân hàng tin cậy đến đâu.
Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhau và được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, giúp ích cho quá trình truy xuất và quản lý trong một hệ thống máy tính, là cơ sở để hoạch định đường lối, kế hoạch phát triển của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, việc bảo vệ cơ sở dữ liệu trước sự tấn công của tội phạm công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là nhiệm vụ cần được chú trọng.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác xác thực sinh trắc học. Các ngân hàng cũng đều có thông báo, hướng dẫn bằng cả văn bản lẫn hình ảnh để người dân dễ dàng thao tác xác thực sinh trắc khuôn mặt. Tuy nhiên, không ít người còn loay hoay trong quá trình cập nhật thông tin sinh trắc học. Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ cài đặt sinh trắc học với mục đích đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã phát đi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới. Theo đó, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng chính sách yêu cầu cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng, chủ động liên hệ với nạn nhân nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến nay, hơn 87% số người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và hơn 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Bên cạnh những tiện ích, tiện lợi, các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng cũng đặt ngành ngân hàng phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức, nhất là liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật.
Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Luật Căn cước giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Ngày 8/5, tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phối hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY tổ chức triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận căn cước, giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc thu nhận sinh trắc học mống mắt.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến nay, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Với nhiều ưu điểm và tiện ích vượt trội từ công nghệ hiện đại, quá trình chuyển đổi số đã đưa dịch vụ ngân hàng gần hơn với người dân và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của Năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên tăng mạnh trong những ngày qua, có ngày lượng khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần ngày thường.
Kể từ ngày 1/7/2024, thẻ căn cước công dân đổi tên thành thẻ căn cước; mở rộng thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước và thu thập thông tin sinh trắc học học mống mắt với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên.
Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nhằm tăng cường bảo đảm an toàn cho người dân khi chuyển tiền, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định quy định các cấp độ bảo mật bằng sinh trắc học khi chuyển tiền.
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 trong đó có nội dung quy định bổ sung thêm thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói và mống mắt. Việc bổ sung quy định này không chỉ phục vụ lợi ích của công dân mà còn phục vụ sự phát triển của quốc gia. Từ những kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên thế giới, đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải triển khai thực hiện như thế nào để thuận tiện nhất, đạt được hiệu quả nhất, đồng thời tiết kiệm nhất, chống lãng phí, phục vụ phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư, đấu tranh phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân.
Ngày 15/5, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã có văn bản yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về việc tiếp tục triển khai thực hiện xác thực sinh trắc học, xác thực và sử dụng căn cước công dân, hộ chiếu gắn chip điện tử đối với hành khách đi tàu bay tại Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế).