Lễ hội Kết bạn cộng đồng, một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em sinh sống từ cao nguyên Langbiang đến phía đông dãy núi Trường Sơn, hiện đứng trước nguy cơ mai một. Huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đang nỗ lực phục dựng các lễ hội truyền thống, trong đó có Lễ hội Kết bạn cộng đồng của người X-tiêng, MơNông và người Mạ.
Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng đa thần của người Cơ Ho nói riêng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Cùng với nhiều nghi lễ, nghi thức của một vòng đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người dân tộc Mơ Nông ở huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk đặc biệt coi trọng nghi lễ mừng thọ. Ðây là nghi lễ thể hiện được sự biết ơn đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người.
Theo quan niệm của đồng bào M’Nông, rượu cần là nước uống của Yàng (thần linh). Thần linh sai sứ giả xuống hướng dẫn cách làm rượu cho đồng bào, nên ngoài giá trị vật chất, rượu cần còn mang giá trị văn hóa giao tiếp tinh thần sâu sắc.
Những bếp lửa bập bùng dưới chân núi mẹ Lang Biang, buôn làng vọng tiếng chiêng cồng. Những đôi chân trần của chàng trai, cô gái miền sơn cước hòa nhịp cùng lữ khách, đê mê trong hương rượu cần mênh mang. Những giọng ca ngân lên nồng nàn giữa đại ngàn nam Tây Nguyên. Dòng cảm thức và những huyền thoại là chất men cuốn hút lữ khách về với buôn làng người Cơ Ho ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Trong các phong tục, tập quán và nghi lễ truyền thống của dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, lễ cúng bến nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mỗi khi dời buôn, lập buôn mới và vào dịp đầu năm mới, người Ê Đê đều tổ chức lễ cúng bến nước, cầu mong thần nước ban cho dòng nước trong lành.
Mùa khô, miền đất phía nam Tây Nguyên khoe vẻ đẹp hoang dã và lãng mạn. Thung thăng từ cao nguyên Langbiang xuôi về B’Lao, chúng tôi được hòa vào sắc màu văn hóa của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng.
Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng tỉnh Bình Phước”.