Ông Đinh Cao Khuê (bìa trái) dự khai trương nhà máy chế biến rau quả tại Sơn La.

Trọn cuộc đời ân tình với nông nghiệp

Hiện nay, sản lượng rau quả của cả nước ước khoảng 31 triệu tấn/năm, nhưng tỷ lệ chế biến chỉ chiếm chưa đến 20%. Thấm thía nỗi đau nhiều nông sản của Việt Nam vốn dĩ chất lượng cao nhưng phải bán đổ, bán tháo, xuất khẩu với giá rẻ mạt hoặc phải bỏ đi, có một doanh nhân đã hàng chục năm nay miệt mài tìm cách chế biến sâu nông sản, nâng cao giá trị và đưa nhiều nông sản Việt thâm nhập các thị trường đòi hỏi chất lương cao nhất trên thế giới.
Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đóng hàng xuất khẩu thanh long. (Ảnh THANH PHONG)

Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ

Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng liên kết của Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời (An Giang). (Ảnh MINH ANH)

Động lực tăng trưởng nông nghiệp từ các FTA

Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực trên thế giới. Đây được ví như những con đường cao tốc, kết nối nền kinh tế Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các FTA đã và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ, ghi dấu ấn trong những thành tựu mới của toàn ngành.
Chế biến chanh dây tại Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai. (Ảnh ĐỨC THỤY)

Đầu tư chế biến nông sản xuất khẩu

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54-55 tỷ USD. Để cán đích thành công con số này, đồng thời thiết lập kỷ lục kim ngạch mới ở nhiều mặt hàng chủ lực, thì đầu tư cho chế biến nông sản xuất khẩu là giải pháp hiệu quả và quan trọng hàng đầu.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Cơ hội từ thị trường nông sản ASEAN

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực tăng trưởng ở mức 4,2%. Đây cũng là khu vực thị trường nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả lợi thế trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN.
Gạo và hạt điều là hai sản phẩm tăng cả khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm.

7 nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD trong tháng 6

Theo Tổng cục Thống kê, 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023, gồm: cà-phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. Trong đó, gạo và hạt điều là hai sản phẩm tăng cả khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đạt 24,59 tỷ USD.
[Ảnh] Triều Tiên biến căn cứ quân sự cũ thành trang trại nhà kính quy mô lớn

[Ảnh] Triều Tiên biến căn cứ quân sự cũ thành trang trại nhà kính quy mô lớn

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, nước này vừa khánh thành và đưa vào sử dụng 1 trang trại nhà kính quy mô lớn hiện đại, được xây dựng trên nền khu vực từng là 1 căn cứ không quân cũ. Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.