Tăng cường vai trò của phụ nữ trong phòng chống thiên tai

NDO - Công bằng giới và bao trùm trong quản trị rủi ro thiên tai là một trong những vấn đề được thảo luận tại nhiều phiên họp chính thức của Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về giảm thiểu rủi ro thiên tai (APMCDRR) năm 2024 vừa diễn ra tại Manila, Philippines.
0:00 / 0:00
0:00
Lần thứ 10 tổ chức, Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về giảm thiểu rủi ro thiên tai kéo dài trong 5 ngày, từ 14/10 đến 18/10/2014, với chủ đề: “Hướng tới năm 2030: Tăng cường tham vọng đẩy nhanh tiến trình giảm thiểu rủi ro thiên tai khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Lần thứ 10 tổ chức, Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về giảm thiểu rủi ro thiên tai kéo dài trong 5 ngày, từ 14/10 đến 18/10/2014, với chủ đề: “Hướng tới năm 2030: Tăng cường tham vọng đẩy nhanh tiến trình giảm thiểu rủi ro thiên tai khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Phụ nữ ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu

Lần thứ 10 tổ chức, Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về giảm thiểu rủi ro thiên tai kéo dài trong 5 ngày, từ 14/10 đến 18/10/2014, với chủ đề: “Hướng tới năm 2030: Tăng cường tham vọng đẩy nhanh tiến trình giảm thiểu rủi ro thiên tai khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Gần 3.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, học giả… từ 39 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia hội nghị bằng hình thức trực tiếp.

Tại đây, các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: Các giải pháp thực tiễn để tăng cường tài chính cho giảm nhẹ rủi ro thiên tai; không để ai bị bỏ lại phía sau: Quản trị rủi ro thiên tai đáp ứng công bằng giới và bao trùm; và địa phương hóa và khả năng chống chịu của đô thị và nông thôn.

Trong khuôn khổ hội nghị, báo cáo của Việt Nam “Phân tích khả năng thích ứng với thảm hoạ khí hậu ở phụ nữ Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long” đã được chia sẻ với truyền thông quốc tế. Đây là kết quả hợp tác giữa ActionAid quốc tế tại Việt Nam và các nhà khoa học của Trường đại học Cần Thơ, cho thấy nỗ lực của phụ nữ Khmer khi phải đối mặt với thiên tai và ảnh hưởng bất lợi ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Những sáng kiến được phát hiện và giới thiệu đã làm rõ thêm vai trò của phụ nữ Khmer, phụ nữ dân tộc thiểu số trong nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công tác phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam. Điều này cũng được tái khẳng định trong nhiều thảo luận tại Hội nghị.

Theo đó, mặc dù gặp nhiều thách thức, nhưng khi phụ nữ là những người lãnh đạo trong chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau thiên tai, những đóng góp của họ có thể cải thiện hiệu quả của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Minh, giảng viên Trường đại học Cần Thơ, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Việt Nam chia sẻ: “Phụ nữ Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động áp dụng kỹ thuật trồng cây chịu mặn và nuôi trồng thủy sản để thích ứng tốt hơn với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ cơ bản sinh kế của mình. Việc thành lập các hợp tác xã địa phương đã giúp phụ nữ Khmer có quyền lực kinh tế, hỗ trợ họ xây dựng sự độc lập tài chính tốt hơn và thúc đẩy tình đoàn kết trong cộng đồng. Những sáng kiến này không chỉ đóng góp vào việc chuẩn bị cho thiên tai mà còn tạo ra cơ hội cho phụ nữ trong các vai trò lãnh đạo”.

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong phòng chống thiên tai ảnh 1

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: “Các kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) cần tổ chức diễn tập và thực hành thường xuyên để phát huy hiệu quả.

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: “Các kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) cần tổ chức diễn tập và thực hành thường xuyên để phát huy hiệu quả. ActionAid Việt Nam hiện đang hỗ trợ những nạn nhân của siêu bão Yagi gần đây tại 4 tỉnh thành gồm Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh và Hà Nội. Hoạt động ứng phó thực tế là minh chứng rõ ràng cho thấy nếu kế hoạch CBDRM được tài trợ đầy đủ, có tổ chức thực hành thường xuyên và có sự tham gia và lãnh đạo tích cực của phụ nữ thì tổn thất về kinh tế và chấn thương tâm lý do thiên tai để lại chắc chắn đã được giảm thiểu và kiểm soát tốt hơn, chủ động hơn”.

Phụ nữ có thể chủ động tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Sáng kiến và kinh nghiệm của Việt Nam cũng được giới thiệu và ghi chép trong báo cáo “Chuyển đổi công tác ứng phó thiên tai: Giải pháp Phòng chống biến đổi khí hậu phụ nữ khởi xướng tại châu Á - Thái Bình Dương”. Báo cáo này được thực hiện tại 6 quốc gia gồm: Việt Nam, Australia, Nepal, Bangladesh, Myanmar và Campuchia, chứng minh tầm quan trọng của sự tham gia thực chất của phụ nữ vào các nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo các chính phủ trong khu vực cân nhắc điều chỉnh chính sách, chú trọng đầu tư để phụ nữ tham gia chủ động trực tiếp và thực chất vào công tác phòng chống thiên tai để có hiệu quả cao và bền vững.

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong phòng chống thiên tai ảnh 2

Khi thiên tai xảy ra, phụ nữ có xu hướng bị hất ra khỏi nơi ở của mình nhiều hơn bốn lần so với nam giới.

Theo báo cáo, chính phủ các nước châu Á và Thái Bình Dương đã đệ trình kế hoạch đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) nhằm ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu lên Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNCCC). Tuy nhiên, chưa đến một nửa các kế hoạch có đưa ra cam kết tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong hành động chống biến đổi khí hậu. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực xảy ra nhiều thiên tai nhất trên thế giới và phụ nữ đang phải đối mặt tình trạng các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, tỷ lệ tử vong và tị nạn của phụ nữ và trẻ em lần lượt cao gấp 14 và 4 lần so với các nhóm đối tượng khác. Đối với nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em khuyết tật thì con số này còn cao hơn nhiều lần.

Kết quả nghiên cứu được báo cáo nhấn mạnh: Khi thiên tai xảy ra, phụ nữ có xu hướng bị hất ra khỏi nơi ở của mình nhiều hơn bốn lần so với nam giới. Trong tất cả các thảm họa thiên tai, phụ nữ luôn chịu nhiều bạo lực hơn và phải làm nhiều công việc chăm sóc không lương hơn bình thường. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới, tăng mức độ dễ bị tổn thương của phụ nữ, làm nặng nề thêm các thiệt hại về kinh tế cho phụ nữ do hầu hết người lao động phi chính thức hoặc làm các công việc không được bảo vệ đều là nữ giới.

Trong số gần 100 quốc gia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có gần 50 nước là thành viên của khung hành động Sendai. Theo đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Khung Sendai được công bố tháng 7 năm nay tại New York, hơn một phần ba các kế hoạch NDC đã được đệ trình tới Liên hợp quốc hoàn toàn không ghi nhận vai trò của phụ nữ và chỉ có 7 quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương (trong số 188 quốc gia thành viên khung Sendai) đưa ra chỉ số cụ thể về ngân sách cam kết hướng tới các kết quả có đáp ứng giới trong phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ với truyền thông quốc tế tại hội nghị về báo cáo này, bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện tổ chức ActionAid Việt Nam cho biết: “Trong bốn năm tới, các nước đang phát triển phải đối mặt với khoản nợ tập thể lên tới 500 tỷ USD. Điều này sẽ ngăn cản các nước đang phát triển như Việt Nam đầu tư một cách có ý nghĩa vào đào tạo nghề, sinh kế bền vững với khí hậu, cũng như các dịch vụ công có nhạy cảm giới để chuẩn bị và ứng phó hiệu quả hơn với thiên tai. Khi phụ nữ chủ động tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai thì họ hoàn toàn có thể lãnh đạo cộng đồng, góp phần tăng cường khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Để các chính sách đáp ứng giới và cung cấp các nguồn lực mục tiêu trở thành hiện thực, các chính phủ trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần hợp tác cùng nhau và cùng với các chính phủ trên toàn thế giới cùng hành động để bảo đảm có đủ nguồn lực tài chính khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ chủ động dẫn dắt, xây dựng các cộng đồng bền vững và chống chịu tốt hơn”.