Thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Trung Quốc

NDO - Quý I/2024, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 180,5 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ xuống 4,1% so với mức 4,2% của cùng kỳ năm 2023. Quý II/2024, Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
0:00 / 0:00
0:00
Các sản phẩm mực tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc.
Các sản phẩm mực tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 4,4 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc giảm nhập khẩu thủy sản từ Ecuador, Nga, Na Uy và Việt Nam, trong khi tăng nhập khẩu từ Canada, Indonesia và Chile. Ecuador là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong quý I/2024, đạt 769,8 triệu USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản Ecuador trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 21,1% trong quý I/2023 xuống còn 17,5% trong quý I/2024.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đối với nhập khẩu từ Việt Nam, quý I/2024, trong khi nhập khẩu cá da trơn và tôm đông lạnh của Trung Quốc giảm, thì nhập khẩu tôm hùm đá, cua sống tươi hoặc ướp lạnh, tôm chế biến hoặc bảo quản lại tăng rất mạnh. Thị phần tôm hùm, cua và tôm chế biến của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc quý I/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đối với nhập khẩu từ Việt Nam, quý I/2024, trong khi nhập khẩu cá da trơn và tôm đông lạnh của Trung Quốc giảm, thì nhập khẩu tôm hùm đá, cua sống tươi hoặc ướp lạnh, tôm chế biến hoặc bảo quản lại tăng rất mạnh. Thị phần tôm hùm, cua và tôm chế biến của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc quý I/2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng mặt hàng mực và bạch tuộc, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 10%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này trong quý I/2024 đạt 13 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Trừ tháng 2 do trùng thời điểm Tết Nguyên đán, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) trong tháng 1/2024 tăng trưởng 3 con số và trong tháng 3/2024 tăng trưởng 2 con số. Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) được đánh giá là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc “sôi nổi” nhất của Việt Nam trong năm 2023 và trong quý đầu năm nay.

Các sản phẩm mực tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), chiếm 93% tổng xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang Trung Quốc. Quý I năm nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm mực từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh hơn giá trị xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc.

Các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam mà Trung Quốc tiêu thụ mạnh trong quý đầu năm nay gồm mực sống/tươi/đông lạnh, tăng ấn tượng 275% và bạch tuộc chế biến tăng 55%.

Các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam mà Trung Quốc tiêu thụ mạnh trong quý đầu năm nay gồm mực sống/tươi/đông lạnh, tăng ấn tượng 275% và bạch tuộc chế biến tăng 55%.

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực khô, mực ống và mực nang khô, mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh… Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc như: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển An Khang Thịnh, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ thủy sản Gia Bảo, Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Bardo...

Ngoài ra, trong quý II/2024, cá tra cũng được kỳ vọng gia tăng kim ngạch tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân một phần do cá rô phi - một trong những loài cá thịt trắng được ưa chuộng tại Trung Quốc có mức giá tăng cao trong khi nguồn cung thiếu hụt. VASEP dự báo, khi nguồn cung cá rô phi tại Trung Quốc khan hiếm, thì cá tra có thể là sản phẩm thay thế tiềm năng.

Tính đến ngày 15/4/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt hơn 495 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 132 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2023.