Hấp dẫn của mô hình du lịch trải nghiệm
Với quần thể thiên nhiên kỳ thú, Vườn Quốc gia Phước Bình đã tạo nhiều tuyến du lịch đi bộ dã ngoại suối Gia Nhông; tìm về thượng nguồn các con suối; du khách có dịp quan sát một số loài linh trưởng, ngắm hoa lan rừng khoe sắc mầu, tiếp cận với nhiều cây thuốc quý; tổ chức cắm trại trên những thảm cỏ rộng, thành lập nhóm chinh phục các thác Ðá Ðen, Ðá Bàn..., có dịp ghi lại những khoảnh khắc sơn thủy hữu tình giữa đại ngàn.
Du khách rất thú vị khi nghỉ dưỡng, trải nghiệm và tận hưởng không khí trong lành tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận). |
Cuối tháng 6/2023, chúng tôi chứng kiến nhiều đoàn khách thập phương tìm đến thưởng ngoạn vẻ đẹp hiếm có do thiên nhiên ban tặng cho Vườn Quốc gia Phước Bình, huyện Bác Ái và trải nghiệm bằng cách chính du khách tham gia cùng bà con chăm sóc các vườn trồng bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, chuối mồ côi; thưởng thức các món rau rừng, cơm lam nấu trong ống tre; gà thả vườn, lợn đen nướng xiên que, nướng trong ống tre...
Nhiều du khách gọi Phước Bình là “Ðà Lạt 2”, bởi khí hậu dịu mát quanh năm, nơi đây cũng có sương mù vào những tháng cuối năm, cho nên khung cảnh rất thơ mộng.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Phước Bình Nguyễn Khánh Bảo
Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy đoàn khách ngủ trong những căn nhà sàn truyền thống của người Raglai; thưởng thức không khí đốt lửa trại giữa rừng với các tiết mục văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc Raglai.
Chị Nguyễn Thị Tròn đến từ tỉnh Ðồng Tháp chia sẻ: “Tour du lịch khám phá rừng ở Ninh Thuận rất thú vị, được chiêm ngưỡng núi đồi hoang sơ với cảnh sắc độc, lạ vừa thụ hưởng không khí trong lành, cảm thấy tinh thần rất sảng khoái sau chuyến hành trình dài hơn 500km”.
Du khách mặc trang phục của đồng bào thiểu số Raglai và chụp ảnh lưu niệm tại căn nhà sàn truyền thống của bà con nơi đây. |
Lan tỏa mô hình trong vùng dân tộc thiểu số
Hiện, có khoảng 40 hộ dân tộc Raglai ở Phước Bình đầu tư hơn 50 nhà sàn, gắn với vườn cây ăn quả để làm du lịch cộng đồng.
Ninh Thuận giới thiệu tiềm năng du lịch với doanh nghiệp Ấn Độ
Tại các thôn Bố Lang, Hành Rạc 1 và 2, thôn Bạc Rây 2 thành lập ba đội văn nghệ dân gian thường xuyên biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Mô hình này ngày càng lan tỏa.
Đội văn nghệ dân gian tại một điểm du lịch cộng đồng xã Phước Bình biểu diễn, giới thiệu những giai điệu âm nhạc truyền thống của đồng bào Raglai với du khách. |
Tôi đã trải nghiệm nhiều nơi, nhưng Phước Bình là nơi hiếm hoi có nhiều cảnh đẹp và còn hoang sơ, nên sẽ thu hút đông đảo du khách tìm đến khám phá, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, đời sống của đồng bào dân tộc Raglai xưa và nay rất thú vị.
Du khách Phạm Tuấn Kiệt, Việt kiều Mỹ
Ông Katơ Quỳnh, ở thôn Hành Rạc 2 chia sẻ: “Hơn ba năm qua, từ chỗ không biết du lịch cộng đồng là gì, quanh năm chăm sóc cây trồng đợi thu hoạch rồi bán cho thương lái để mưu sinh. Nay, bà con học và biết làm hướng dẫn viên du lịch, mỗi hộ đều có thể phục vụ những món ăn truyền thống và có nhà sàn, lều để phục vụ du khách trải nghiệm, đem lại thu nhập cao, nên rất phấn khởi. Khi thu hoạch, sản phẩm không chỉ bán cho thương lái mà còn phục vụ nhu cầu “hái tận tay, ăn tận gốc” của du khách”.
Chươn trình đêm lửa trại, giao lưu với đồng bào Raglai xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) với du khách. |
Bí thư Huyện ủy Bác Ái Mẫu Thái Phương, nói: “Hiện nay, tình trạng phá rừng không còn nữa. Ðồng bào Raglai đã nâng cao nhận thức, coi cây rừng như nhà của mình và người dân đã biết làm du lịch, đem lại thu nhập cao, có điều kiện nâng cao chất lượng đời sống, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất mà đồng bào đã gắn bó qua nhiều thế hệ, một lòng theo Ðảng, theo Bác Hồ, tạo dựng và gìn giữ cho đến hôm nay”.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên