Phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương

Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra hơn 100 vụ cháy rừng, làm 12 người bị chết, gây ảnh hưởng khoảng 500 ha rừng. Các địa phương để xảy ra cháy rừng là Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cà Mau… Nguyên nhân xảy cháy là do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, nền nhiệt và số ngày nắng nóng cao hơn trung bình nhiều năm, những hành vi bất cẩn của người dân trong việc đốt nương, làm rẫy và sự chủ quan, lơ là của lực lượng bảo vệ rừng.
0:00 / 0:00
0:00
Cháy rừng tại Khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim, ngày 11/6/2024. (Ảnh: HỮU NGHĨA)
Cháy rừng tại Khu A1 Vườn quốc gia Tràm Chim, ngày 11/6/2024. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, ngày 1/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 43/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng; yêu cầu chính quyền các địa phương chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Tuy mới là thời điểm đầu mùa hè mà trên địa bàn cả nước đã xảy ra hàng trăm vụ cháy rừng, trong đó có những vụ cháy ở nơi hiểm trở, mất nhiều thời gian mới khống chế được, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì vậy, các địa phương, lực lượng liên quan và chủ rừng tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở và phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Tuy mới là thời điểm đầu mùa hè mà trên địa bàn cả nước đã xảy ra hàng trăm vụ cháy rừng, trong đó có những vụ cháy ở nơi hiểm trở, mất nhiều thời gian mới khống chế được, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì vậy, các địa phương, lực lượng liên quan và chủ rừng tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Bài học rút ra từ các vụ cháy rừng cho thấy, cần xác định cộng đồng dân cư là lực lượng tại chỗ giúp chính quyền địa phương giám sát, quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả.

Thời gian qua, tại nhiều địa phương có rừng, bên cạnh việc nâng cao ý thức, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, đã thành lập các tổ phòng cháy, chữa cháy rừng tại các thôn, bản. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phản ánh hiện trạng về môi trường rừng và được tập huấn qua các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của chính quyền các địa phương và cơ quan liên quan là tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội về công tác phòng chống cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các chủ rừng kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy.

Cùng với việc ngăn chặn hiệu quả, tận gốc các hành vi có thể gây cháy rừng; chủ động các phương tiện, sẵn sàng lực lượng; chính quyền các địa phương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của người đứng đầu do buông lỏng quản lý để xảy ra cháy rừng…

Để hỗ trợ hiệu quả cho các lực lượng bảo vệ rừng, ngành lâm nghiệp cũng đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để các địa phương có thêm điều kiện thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; bổ sung kinh phí cấp bách để thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024; sửa đổi bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; xem xét, sửa đổi một số điều tại Nghị định 01/2019/NĐ-CP (ngày 1/1/2019) về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng… Đây cũng chính là những nguồn lực quan trọng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, trong đó có công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.