Dịp này, đồng chí Vương Đình Huệ trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua lắng nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu, đề cập những trọng tâm thực hiện nhiệm vụ của địa phương, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đó là Thừa Thiên Huế cần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó chú ý sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 38 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2024.
Quang cảnh buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. (Ảnh: DUY LINH) |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng, ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua.
Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Thừa Thiên Huế hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nhanh và bền vững hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Là trung tâm văn hóa-du lịch; giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học-công nghệ; y tế chuyên sâu của cả nước, khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Cơ bản nhất trí với phương hướng, các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định trong các tháng cuối năm 2023 và nửa nhiệm kỳ còn lại, Chủ tịch Quốc hội lưu ý lãnh đạo tỉnh cần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế vào năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Trong tương lai, nhấn mạnh “Thừa Thiên Huế phấn đấu là điểm đến an toàn, thân thiện, xứ sở của hạnh phúc và tràn đầy năng lượng”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc để nâng tầm điểm đến Huế trên bản đồ du lịch thế giới.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: DUY LINH) |
Qua phát biểu ý kiến, đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, một số bộ, ngành cũng cho rằng, tỉnh cần tập trung đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người dân khu vực thu hồi đất; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong xây dựng chính quyền số và quản lý xã hội, phát triển kinh tế số…
Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ. Hội đồng nhân dân thành phố sớm bàn, quyết định, triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Thực hiện có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 71,3%. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 giảm còn 2,79%. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được chú trọng. Giai đoạn 2021 - 2023, giải quyết việc làm cho hơn 50.000 lao động; có 2.098 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bên cạnh đó tỉnh thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống các gia đình chính sách.
Đồng chí cũng nhấn mạnh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế…
Tỉnh cần tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án quan trọng, hướng tới đích thứ nhất là xây dựng Thừa Thiên Huế vào năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: DUY LINH) |
Tầm nhìn phát triển về lâu dài, Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng, một trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu; trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung.
Thừa Thiên Huế sẽ là đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế vào năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh nhiệm vụ sắp tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, của Hội đồng nhân dân các cấp; đóng góp có hiệu quả đối với công tác lập pháp của Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, quan tâm những chương trình hoạt động của Quốc hội, nhất là các chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2023-2024; tham gia hiệu quả, đóng góp tích cực, chất lượng tại các kỳ họp sắp tới, Quốc hội khóa XV.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: DUY LINH) |
Tỉnh cần chú trọng lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá; xây dựng thế trận lòng dân thực sự vững chắc, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục làm tốt công tác tôn giáo, dân tộc; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực…
Báo cáo Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Kết quả thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đối chiếu với các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay, có 5/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch; 6 chỉ tiêu khả năng đạt; 4 chỉ tiêu khó đạt.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: DUY LINH) |
Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2021-2023 đạt 7,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt gần 2.700 USD, tăng gần 1,2 lần so với năm 2020. Thu ngân sách tăng bình quân 12,5%/năm, năm 2023 ước đạt 13.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng bình quân 13,6%/năm. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trao kinh phí tặng Dự án đầu tư xây dựng mới trạm Y tế xã Bình Thành, thị xã Hương Trà.
Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trao tặng tài trợ xây dựng mới Trạm y tế xã Bình Thành, Thị xã Hương Trà. (Ảnh: DUY LINH) |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. (Ảnh: DUY LINH) |
Theo kế hoạch, đầu quý I/2024, Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tỉnh đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, hỗ trợ Tỉnh sớm hoàn thành các thủ tục có liên quan đến việc xây dựng Đề án theo quy định và cho phép bổ sung Đề án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội, trình Quốc hội xem xét và quyết định tại kỳ họp cuối năm 2024.
(Theo báo cáo của tỉnh Thừa Thiên Huế)