Phát động thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023

NDO - Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023 chính thức khởi động. Vòng chung kết sự kiện dự kiến diễn ra vào cuối năm tại Quảng Nam.
0:00 / 0:00
0:00
Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trao giải cho các đội đoạt giải tại cuộc thi Startup Kite 2022.
Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trao giải cho các đội đoạt giải tại cuộc thi Startup Kite 2022.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) chính thức phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023. Vòng chung kết cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 11, tháng 12 tại Quảng Nam.

Cuộc thi này nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh.

Cùng với đó, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, trải nghiệm thực tế trong việc lập dự án kinh doanh; thúc đẩy học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống.

Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2023 nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh.

Đồng thời, cuộc thi tìm kiếm và tôn vinh những tác giả và các ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc.

Về yêu cầu, các dự án khởi nghiệp tham gia dự thi phải là ý tưởng/sản phẩm của chính tác giả/nhóm tác giả và chưa được công bố hay tham gia vào bất kỳ cuộc thi nào có quy mô tương đương.

Các dự án dự thi cần thông qua nền tảng công nghệ và mạng xã hội để lan tỏa thông điệp và toàn bộ nội dung chương trình, đồng thời kiểm soát được nội dung, thông điệp, truyền thông trên nền tảng công nghệ và mạng xã hội.

Việc tổ chức cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, hình thức cũng như các bước tiến hành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Các đơn vị, cá nhân tham gia cuộc thi trên tinh thần giao lưu, đoàn kết, văn hóa, thực hiện đúng các nội dung của thể lệ cuộc thi và các quy định của ban tổ chức cuộc thi.

Đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.

Đối tượng dự thi có thể đăng ký theo hình thức một thí sinh hoặc đội thí sinh (đội thí sinh không quá 5 người). Mỗi thí sinh/đội thí sinh có thể đăng ký nhiều ý tưởng/dự án khởi nghiệp.

Cuộc thi sẽ được tiến hành qua các vòng: sơ tuyển, bán kết và chung kết.

Vòng sơ tuyển (cấp trường) sẽ tổ chức trong năm 2023, hoàn thành xong trước ngày 23/9/2023 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.

Vòng bán kết dự kiến diễn ra trong 5 ngày của tháng 10-11 năm 2023 tại Quảng Nam (các thí sinh/đội thí sinh thi trực tuyến).

Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày vào tháng 11-12 năm 2023 trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023 tại Quảng Nam theo hình thức thi trực tiếp.

Cuộc thi sẽ được tiến hành qua các vòng: sơ tuyển, bán kết và chung kết. Vòng chung kết dự kiến diễn ra ngày vào tháng 11-12 năm 2023 trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2023 tại Quảng Nam theo hình thức thi trực tiếp.

Việc chấm điểm sẽ dựa trên bốn tiêu chí.

Thứ nhất, tính mới, sáng tạo, giá trị khác biệt của ý tưởng/dự án so với các sản phẩm đã có trên thị trường; tính bền vững của sản phẩm/dịch vụ.

Thứ hai, tính khả thi, tính cạnh tranh của ý tưởng/dự án; sự hiểu biết về thị trường; kế hoạch mở rộng thị trường.

Thứ ba, tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật.

Thứ tư, thể thức trình bày, hình thức thuyết trình và phản biện.

Thứ năm, tính hiệu quả kinh tế-xã hội và ứng dụng thực tế.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải nhất, tối đa 2 giải nhì, tối đa 3 giải ba, tối đa 30 giải khuyến khích và giải phụ khác.

Thí sinh/đội đoạt giải sẽ được nhận bằng khen của Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội và tiền thưởng.

Ban tổ chức cũng có hình thức khen thưởng dành cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào thành công của cuộc thi.

Các sản phẩm dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trước khi công bố giải. Trong thời gian diễn ra cuộc thi đến khi trao giải, không được sử dụng sản phẩm của dự án này để tham dự các cuộc thi khác. Trường hợp tranh chấp bản quyền phát sinh sau khi sản phẩm dự thi đoạt giải, đối tượng dự thi hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2022 thu hút được 1.512 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, có 206 dự án thuộc 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố được lọt vào vòng bán kết.

Trong vòng chung kết của Startup Kite 2022, ban tổ chức đã trao 37 giải; trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba.

Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” - Startup Kite 2022 thu hút được 1.512 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, có 206 dự án thuộc 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố được lọt vào vòng bán kết.

Giải nhất chung cuộc được trao cho đơn vị dự án của nhóm sinh viên Trường cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh. 2 giải nhì thuộc về các nhóm sinh viên Trường cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm sinh viên Trường cao đẳng Viễn Đông. 3 giải ba lần lượt thuộc về nhóm sinh viên của các trường cao đẳng: Thương mại, Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh và FPT Polytechnic.

Ngoài ra, 18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được trao bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.