Phấn đấu đưa Sơn La trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc

Trong nửa đầu nhiệm kỳ, với những giải pháp phù hợp thực tiễn, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã có nhiều đổi mới, cách làm hay, hiệu quả trên các lĩnh vực, từng bước đưa Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030. Đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về nội dung này.
0:00 / 0:00
0:00
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông cùng đoàn công tác kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh tại bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông cùng đoàn công tác kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh tại bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết kết quả, thành tựu nổi bật trong việc phấn đấu đưa Sơn La thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030?

Đồng chí Nguyễn Hữu Đông: Được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội của Sơn La đã đạt được những kết quả tích cực.

Theo đó, kinh tế của Sơn La duy trì tăng trưởng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 đạt 2,20%, năm 2022 đạt 8,71%, ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 8,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng để nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm nông sản Sơn La; công nghiệp phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; dịch vụ chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt 4.278 tỷ đồng, bằng 121% dự toán Trung ương giao; năm 2022 đạt 4.636 tỷ đồng, bằng 123% dự toán Trung ương giao; 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.125 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt gần 49 triệu đồng/người/năm (tăng 4,86 triệu đồng so với năm 2020).

Điểm sáng được đánh giá cao của Sơn La là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa mà trọng tâm là phát triển cây ăn quả trên đất dốc, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đến nay, Sơn La có hơn 83.000ha cây ăn quả; 22.459ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương; 281 mã số vùng trồng cho 4.608ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; có 24 sản phẩm mang địa danh của Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có hai sản phẩm được bảo hộ tại châu Âu và Thái Lan; có 110 sản phẩm OCOP; 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; có bốn vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục có bước phát triển tích cực, nhất là công nghiệp chế biến hàng nông sản. Sơn La có 17 nhà máy và 543 cơ sở chế biến nông sản; một số tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực, uy tín trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, xuất khẩu nông sản trong, ngoài nước đã và đang đầu tư các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vinamilk, Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Tổng công ty Chè Việt Nam...

Hoạt động thương mại dịch vụ được duy trì và phát triển; công tác xúc tiến thương mại, kết nối, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa, nông sản được quan tâm và đẩy mạnh; sản phẩm nông sản Sơn La đã được đưa lên 35 sàn thương mại điện tử; đã xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản vào thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ; giá trị hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2023 đạt hơn 413 triệu USD.

Các cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và các khu, điểm du lịch hoạt động bảo đảm an toàn, hiệu quả, chất lượng. Đã tổ chức thành công một số sự kiện quan trọng góp phần quảng bá tiềm năng du lịch Sơn La đến bạn bè trong và ngoài nước, nổi bật là sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam và Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La.

Thời gian qua, quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán nước ngoài được duy trì, phát triển; mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Sơn La với chín tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được củng cố, tăng cường. Hiện Sơn La đang duy trì tốt quan hệ hợp tác với 20 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và 30 tổ chức phi chính phủ nước ngoài...

Phóng viên: Xin đồng chí chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có mục tiêu phấn đấu đưa Sơn La trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

Đồng chí Nguyễn Hữu Đông: Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương, xác định rõ mục tiêu, lựa chọn bước đi phù hợp, vững chắc, thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh.

Phát huy tinh thần đoàn kết, tạo sự đồng thuận thống nhất cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu. Không ngừng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, gắn với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Huy động tốt các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, sử dụng có hiệu quả nội lực, phát huy lợi thế, gắn với tích cực thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế.

Đổi mới hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quy hoạch, kế hoạch, xác định được những nhiệm vụ trọng tâm, khâu then chốt để tập trung chỉ đạo và ưu tiên thực hiện.

Cùng với đó, tỉnh Sơn La đã kịp thời tổng kết thực tiễn, nhân rộng các mô hình tiên tiến, điển hình trong tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý kinh tế-xã hội, phát huy tính chủ động của chính quyền cấp cơ sở, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, tận dụng và phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; gắn nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách xã hội và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Phát triển tỉnh Sơn La thành tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Giữ vững ổn định chính trị, gắn phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực, củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và đầu tư của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế.

Phóng viên: Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 đã đề ra, trong đó có việc phấn đấu đến năm 2030 đưa Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã và đang triển khai những nhiệm vụ, giải pháp đột phá, hiệu quả như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Hữu Đông: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành chín đề án, tám nghị quyết, một kết luận; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chín nghị quyết, ba kết luận, hai đề án để cụ thể hóa thực hiện, trong đó tiếp tục tập trung cao vào thực hiện ba khâu đột phá đã được xác định, đó là: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các cấp, nhất là bậc trung học phổ thông và chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tạo điều kiện thu hút nguồn lực, phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

Để triển khai các khâu đột phá trên, tỉnh Sơn La đang tập trung cao độ để thực hiện chín nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu thực hiện các định hướng lớn trong nhiệm kỳ 2020-2025: Tăng cường xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2030, du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên gắn với phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La và vùng Tây Bắc, xây dựng con người phát triển toàn diện; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia n