Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italia), ở các công viên quốc gia Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và trên dãy núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do tình trạng ấm lên toàn cầu. Đây chỉ là vài sông băng được chỉ đích danh trong dự báo của UNESCO, theo đó trong số khoảng 18.600 sông băng tại 50 địa điểm Di sản thế giới mà UNESCO đang theo dõi, có đến 33% số sông băng sẽ biến mất vào năm 2050.
Theo một nghiên cứu vừa được Ủy ban sông băng Italia (CGI) và Tổ chức Greenpeace Italia công bố, khoảng 80% số sông băng trên dãy núi Alps, phần thuộc lãnh thổ Italia, có nguy cơ biến mất trước năm 2060. Khi kết thúc chặng đầu tiên của chuyến thám hiểm tới sông băng Forni ở Công viên quốc gia Stelvio trên dãy núi Dolomites, nhà nghiên cứu Guglielmina Diolaiuti tới từ CGI cho biết, sông băng Forni đang giảm độ dày hơn 50% so với năm 2022 do tan chảy và có nguy cơ biến mất trước năm 2060. Chỉ tính từ ngày 21 đến 24/8 vừa qua, độ dày của sông băng đã giảm 37 cm, nhiều hơn mức trung bình là 6 cm/ngày.
Một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italia), ở các công viên quốc gia Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và trên dãy núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do tình trạng ấm lên toàn cầu. Đây chỉ là vài sông băng được chỉ đích danh trong dự báo của UNESCO, theo đó trong số khoảng 18.600 sông băng tại 50 địa điểm Di sản thế giới mà UNESCO đang theo dõi, có đến 33% số sông băng sẽ biến mất vào năm 2050.
UNESCO
Hai tổ chức Greenpeace Italia và CGI cũng nêu rõ, trong 30-40 năm nữa, Italia sẽ đối mặt hạn hán ngày càng nghiêm trọng, làm cạn kiệt nguồn nước các con sông ở phía bắc.
Trong khi các sông băng lớn đang bị thu hẹp do biến đổi khí hậu, nhiều sông băng nhỏ đã biến mất hoàn toàn.
Giáo sư Matthias Huss, người đứng đầu Mạng Giám sát sông băng Thụy Sĩ (GLAMOS) tại Đại học ETH Zurich, cho biết, Thụy Sĩ có khoảng 1.400 sông băng, trong đó có nhiều sông băng nhỏ đang dần biến mất. Chỉ trong 30-40 năm qua, Thụy Sĩ đã mất khoảng 1.000 sông băng.
Theo Giáo sư Huss, tất cả sông băng, trừ những sông băng cao nhất trên dãy Alps, chẳng hạn như các sông băng trên đỉnh Mont Blanc, có thể biến mất trước năm 2100. Đây là trường hợp xấu nhất, nhưng ngay cả trong trường hợp tốt nhất là các quốc gia trên thế giới đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, thì hai phần ba số sông băng ở dãy núi Alps sẽ vẫn biến mất vào cuối thế kỷ này.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết, hai trong số ít sông băng vùng nhiệt đới tại Indonesia đang tan chảy và nguy cơ biến mất trước năm 2026 trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino khiến mùa khô tại quốc gia Đông Nam Á này kéo dài. Hai sông băng nêu trên gồm sông băng Carstensz cao 4.884 m và sông băng Đông Northwall Firn cao 4.700 m, nằm trên dãy núi Jayawijaya ở tỉnh cực đông Papua. Hai sông băng này nằm trong số ít sông băng tồn tại ở vùng nhiệt đới.
Tất cả sông băng, trừ những sông băng cao nhất trên dãy Alps, chẳng hạn như các sông băng trên đỉnh Mont Blanc, có thể biến mất trước năm 2100. Đây là trường hợp xấu nhất, nhưng ngay cả trong trường hợp tốt nhất là các quốc gia trên thế giới đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, thì hai phần ba số sông băng ở dãy núi Alps sẽ vẫn biến mất vào cuối thế kỷ này.
Giáo sư Matthias Huss, người đứng đầu Mạng Giám sát sông băng Thụy Sĩ (GLAMOS) tại Đại học ETH Zurich
Nhà nghiên cứu về khí hậu thuộc BMKG, ông Donaldi Permana cảnh báo hiện tượng El Nino gây tác động, đẩy nhanh quá trình tan băng, khiến các sông băng 12.000 năm tuổi của Indonesia có nguy cơ biến mất trước năm 2026. Ông Donaldi cho biết, các sông băng này đã thu hẹp đáng kể những năm qua, từ độ sâu 32 m năm 2010 giảm xuống chỉ còn 8 m vào năm 2021, trong khi chiều rộng giảm từ 2.400 m năm 2000 xuống vỏn vẹn còn 230 m năm 2022.
Chuyên gia Regine Hock, tới từ hai trường đại học Osla và Alaska Fairnk, công bố kết quả nghiên cứu tác động của bốn kịch bản đối với các dòng sông băng trên thế giới, trong đó dựa trên nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên ở các mức 1,50C, 20C, 30C và 40C.
Theo chuyên gia này, những khu vực có tương đối ít băng như các dãy núi Alps ở châu Âu, Caucasus phân chia ranh giới hai lục địa Á-Âu hay Andes ở Nam Mỹ, sẽ mất gần như hết băng vào cuối thế kỷ này, bất kể kịch bản phát thải nào xảy ra. Trong kịch bản xấu nhất là nhiệt độ toàn cầu tăng 40C, 83% số sông băng toàn cầu sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Đây là những kịch bản đáng sợ, thậm chí có thể gọi là các "án tử" đối với hệ thống sông băng trên thế giới.