Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm việc với cán bộ chủ chốt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm thực hiện các định hướng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát triển Học viện xứng tầm vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và lịch sử, truyền thống vẻ vang.
Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học được tặng bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Yến Trinh)

Ninh Bình thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 4/1, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 với nhiều kết quả nổi bật, ghi nhận sự đoàn kết nỗ lực chung của những người làm khoa học trên địa bàn tỉnh, đồng thời hội nghị cũng đã tập trung thảo luận đưa ra những nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang thăm, làm việc tại Học viện Quốc phòng tháng 12/2023.

Xây dựng Học viện Quốc phòng vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu ngang tầm thời kỳ mới

Trải qua 47 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Học viện Quốc phòng (HVQP) thật sự xứng đáng là trung tâm huấn luyện-đào tạo (HL-ÐT) và nghiên cứu khoa học (NCKH) quốc phòng, quân sự hàng đầu của Quân đội và quốc gia, có uy tín, vị thế cao trong khu vực và quốc tế. Nhiệm vụ cách mạng xây dựng Quân đội nhân dân (QÐND) Việt Nam "tinh, gọn, mạnh" đặt ra những yêu cầu mới trong xây dựng HVQP. Học viện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm là HL-ÐT, NCKH, hợp tác quốc tế; xây dựng Ðảng bộ Học viện vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, gắn với xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện "mẫu mực, tiêu biểu" ngang tầm thời kỳ mới.
Thiếu tướng PGS, TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân chủ trì họp Hội đồng Khoa học và Ðào tạo thông qua các Ðề án mở mã ngành đào tạo mới trình độ tiến sĩ.

Mốc son 30 năm đào tạo sau đại học của Học viện An ninh nhân dân

Ðào tạo sau đại học là mốc son đậm nét, là một trong những thành tựu nổi bật trong quá trình 77 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện An ninh nhân dân. Từ khóa đầu tiên khai giảng năm 1993 đến nay, trải qua 31 khóa cao học, 4.047 thạc sĩ, học viên cao học và 27 khóa nghiên cứu sinh, 569 tiến sĩ, nghiên cứu sinh, công tác đào tạo sau đại học của Học viện đã có nhiều đổi mới, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
Một buổi huấn luyện trên mô hình sáng kiến của Trung úy Hoàng Văn Nam, Phó Trưởng ngành UĐM, trạm 92, thuộc Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật Vùng 2 (Quân chủng Hải quân).

Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ nghiên cứu khoa học

Với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo, Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học (Câu lạc bộ), thuộc Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật Vùng 2 (Quân chủng Hải quân) đã gặt hái được nhiều thành quả thiết thực; góp phần đẩy mạnh phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” trong mỗi cán bộ, nhân viên toàn Trung tâm.
Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ. (Ảnh MỸ HÀ)

Nhiều điểm nghẽn trong hoạt động khoa học-công nghệ

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học-công nghệ giai đoạn 2011-2020, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai các định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học-công nghệ đề ra trong Chiến lược và đã đạt những kết quả quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực khoa học-công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ thời gian tới để khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự là đột phá chiến lược, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đưa kết quả nghiên cứu khoa học-công nghệ trong vật lý kỹ thuật và ứng dụng vào cuộc sống

Diễn ra từ ngày 12 đến 15/10 tại Trường đại học Việt Đức (tỉnh Bình Dương), Hội nghị quốc tế về Vật lý kỹ thuật và ứng dụng lần thứ 8 (CAEP-8) vừa bế mạc và thành công tốt đẹp với nhiều nội dung về thành tựu mới trong phát triển công nghệ và kỹ thuật vật lý ứng dụng.
Hội nghị khoa học trẻ Bệnh viện Trung ương Huế mở rộng năm 2023 diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/10. (Ảnh: THƯỢNG HIỂN)

Tôn vinh những thành quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ thầy thuốc trẻ

Trong 2 ngày 5 và 6/10, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Trung ương tổ chức “Hội nghị khoa học trẻ Bệnh viện Trung ương Huế mở rộng năm 2023”. Đây cũng là hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II, nhiệm kỳ 2018-2023.
Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tạo động lực cho Đông Nam Bộ tăng trưởng

Trong bối cảnh mới, để phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi quan trọng phải lấy đổi mới sáng tạo, ứng dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ làm cơ sở tạo dựng, thúc đẩy sự phát triển của từng địa phương và toàn vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, triển khai, ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để tạo sức lan tỏa cho toàn vùng.
Các đồng chí Bùi Quang Huy, Nguyễn Minh Triết (lần lượt đứng ngoài cùng bên phải và trái) trao Bằng khen của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tặng đại diện các nhóm tác giả của 4 đề tài, công trình xuất sắc.

431 nghiên cứu góp mặt tại Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II

Với số lượng bài nghiên cứu khoa học tham gia tăng hơn hẳn so với lần tổ chức đầu tiên, Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II là hoạt động thiết thực của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong thanh niên, sinh viên, hội viên, phát hiện và có giải pháp hỗ trợ kịp thời những cá nhân có khả năng nghiên cứu khoa học tốt, trình độ chuyên môn cao để góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Học sinh tham quan nhà sàn, ao cá Bác Hồ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh Yến Kim)

Nâng cao hiệu quả giáo dục di sản tư tưởng Hồ Chí Minh

Có một loại hình di sản đặc biệt quan trọng, đó là di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục di sản tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một phần thiết yếu của công tác giáo dục nhằm phát huy những giá trị vô giá của di sản, mà còn góp phần đào tạo nhân sinh quan, đạo đức, lối sống, nhân cách con người, nhất là với thế hệ trẻ.
Sinh viên thực tập tại phòng thực tập tiền lâm sàng của Trường đại học Y-Dược Thái Bình.

Chuyện “vượt rào” trong đào tạo ở Trường đại học Y-Dược Thái Bình

Sau 55 năm thành lập, Trường đại học Y-Dược Thái Bình đã có bước trưởng thành, khẳng định được vị thế của một trường đại học chuyên ngành y dược tại vùng châu thổ sông Hồng. Để có kết quả nêu trên là nỗ lực của tập thể các thế hệ cán bộ, lãnh đạo nhà trường, trong đó có những quyết sách đương đầu với khó khăn, thách thức, chuyển hướng trong đào tạo... Những kinh nghiệm đó vẫn còn nguyên giá trị.
Các đại biểu chia sẻ tại hội thảo.

Để không “lãng phí” chất xám từ các nghiên cứu khoa học

Thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ là mơ ước của các nhà khoa học. Nhưng bài toán “đầu ra” cho sản phẩm nghiên cứu, còn gặp nhiều thách thức. Nếu không có “bệ đỡ” từ các quỹ tài trợ, không có cơ duyên gặp các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm, nhiều nghiên cứu sẽ phải cất vào ngăn tủ.
Tiến sĩ Đỗ Vân Khanh chia sẻ, truyền đạt kiến thức y khoa cho sinh viên. (Ảnh Trường đại học PHENIKAA)

Thu hút và trọng dụng nhân tài

Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư năm 2019 đã chỉ rõ, một trong sáu giải pháp phát triển khoa học công nghệ thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh cần có chính sách thu hút các nhà khoa học giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài.