Biển Ðông trong những ngày đầu hè, nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) mong mưa tới. Mưa đem nước sinh hoạt đến cho bộ đội, người dân, cho cả những cây ăn trái như: Ðu đủ, dưa hấu, thanh long… được đưa từ đất liền ra đảo để rồi, cây vượt khó, sống sót, đơm hoa, kết trái-cũng là minh chứng cho cuộc sống định cư của người Việt ta bao đời trên những ngôi làng giữa biển lớn quê hương.
Kinh tế biển được xem là nút thắt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh, thành phố khu vực miền trung, bảo đảm an ninh-quốc phòng, an sinh xã hội. Việc huy động các nguồn lực đầu tư mạnh cho hạ tầng nghề cá, vừa bảo đảm thuận lợi cho ngư dân trong quá trình đánh bắt, neo đậu, vừa tạo nên chuỗi giá trị kết nối bền vững cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
Cần kêu gọi hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương trong chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương, môi trường sống của chúng ta. Đây là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi tiếp ngài Virginijus Sinkevičius, Cao ủy EU về Môi trường, Đại dương và Nghề cá sáng 28/11 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên Ủy ban Nghề cá Trung-Tây Thái Bình Dương lần thứ 19, năm 2022 sẽ tạo điều kiện để nghề cá ngừ Việt Nam hội nhập sâu rộng nghề cá thế giới, đóng góp cho việc đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ thẻ vàng của EC.
Nhân loại cần có những đại dương khỏe mạnh - đó là thông điệp được đưa ra tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) khai mạc vào ngày 27/6 tại thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha), sau một thời gian dài bị trì hoãn.
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.