Một cảnh trong vở "Huyền thoại tuổi thanh xuân" được dựng tại Bangladesh.

Các nghệ sĩ Bangladesh dựng vở “Huyền thoại tuổi thanh xuân” của đạo diễn Lê Quý Dương

Xúc động và khâm phục về một thế hệ trẻ Việt Nam đã hy sinh quên mình vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, lãnh đạo Khoa Sân khấu và Nghệ thuật biểu diễn Đại học quốc gia Dhaka (Bangladesh) đã quyết định dàn dựng vở “Huyền thoại tuổi thanh xuân” của tác giả-đạo diễn Lê Quý Dương để giới thiệu đến công chúng nước bạn.
Một cảnh trong vở diễn Huyền thoại tuổi thanh xuân. (Ảnh MINH GIANG)

Vở diễn "Huyền thoại tuổi thanh xuân": Hãy sống một cuộc đời đáng sống

Câu chuyện 10 cô gái Thanh niên xung phong (TNXP) hy sinh anh dũng trên chiến trường Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đã đi vào lịch sử cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Ra đi bên nhau ở tuổi mười tám, đôi mươi, dù cuộc đời ngắn ngủi, nhưng đáng sống, họ đã cùng làm nên huyền thoại tuổi thanh xuân bất tử của chính mình.
Thi tuyển chọn diễn viên cho chương trình sân khấu "Huyền thoại tuổi thanh xuân" (Ảnh MINH GIANG)

Chương trình sân khấu “Huyền thoại tuổi thanh xuân” tái hiện hình ảnh 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc

Với tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc, đạo diễn Lê Quý Dương và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội đã phối hợp triển khai dàn dựng chương trình sân khấu “Huyền thoại tuổi thanh xuân”, tái hiện hình ảnh tiểu đội Anh hùng của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đã hy sinh dũng cảm, góp phần giữ vững tuyến giao thông huyết mạch trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Tiết mục biểu diễn tại Chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Xúc động Chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm"

Tối 22/7, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm”. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước dự và phát biểu tại buổi lễ.
Từ chân dung nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc đến giấc mơ phục dựng “di sản số” của liệt sĩ

Từ chân dung nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc đến giấc mơ phục dựng “di sản số” của liệt sĩ

Từng là website số hóa mộ liệt sĩ lớn nhất cả nước, sau 11 năm phát triển, lietsi.com của Lê Công Thành đã bước sang một giai đoạn mới: Phục dựng hình ảnh của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Sản phẩm đầu tiên - chân dung liệt sĩ Võ Thị Hà - một trong 10 cô gái đã anh dũng hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc, được tái hiện lại bằng công nghệ AI cũng đã chính thức được ra mắt, từng bước hiện thực hóa giấc mơ xây dựng “di sản số” đặc biệt của Lê Công Thành và cộng sự.
Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân tiếp thu các kiến nghị, ý tưởng nghệ thuật của đại biểu dự buổi làm việc.

Tái hiện sinh động sự hy sinh của các tầng lớp nhân dân tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc

Chiều 10/5, đoàn công tác của Báo Nhân Dân do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc (24/7/1968-24/7/2023).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Đăng Anh)

Chủ tịch Quốc hội dâng hương tại Khu di tích Kim Liên, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn

Ngày 16/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác tới tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên; 10 cô gái Thanh niên xung phong tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc; 13 chiến sĩ Thanh niên xung phong “Tiểu đội thép” và 1.240 liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Truông Bồn.