Trong một thế giới mà vai trò của phụ nữ ngày càng được ghi nhận, sáng kiến do Trường đại học Việt Đức khởi xướng với sự bảo trợ của Viện Friedrich Naumann Việt Nam, không chỉ “nói về” bình đẳng giới, mà hành động để hiện thực hóa điều đó.
Bài học từ gia đình Nobita ...
Một buổi chiếu phim Doraemon lại mở ra những cuộc trò chuyện bất ngờ về kinh tế hộ gia đình, vai trò giới và cách phụ nữ ra quyết định trong đời sống thường nhật...
Tập phim Doraemon “Du lịch Hawaii cùng hạt dẻ” với sự xuất hiện của hạt dẻ tiết kiệm giúp mẹ của Nobita có được kế hoạch chi tiêu hợp lý nhất. Tuy nhiên, những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện chung quanh mục tiêu tiết kiệm đó. Câu chuyện tưởng chừng chỉ mang tính giải trí đã trở thành chất liệu để người tham gia phân tích cách vận hành tài chính trong một gia đình điển hình kiểu Nobita: Ai đang đưa ra quyết định? Ai kiểm soát tài chính? Và làm thế nào để trẻ con cũng học được về quản lý tài chính từ sớm?
![]() |
Chuyên gia hoạch định tài chính Trần Thị Mai Hân chia sẻ trong một sự kiện của LeadHerShip 2025. |
“Chúng tôi chọn những tình huống gần gũi như vậy để mọi người cảm thấy việc học hỏi không quá xa vời, mà bắt đầu từ những điều nhỏ chung quanh mình”, chị Đào Thị Bích Vân, Chủ nhiệm dự án LeadHerShip, chia sẻ.
“Điều quan trọng là người tham gia được trải nghiệm, chia sẻ, tranh luận và từ đó tự rút ra bài học cho chính mình”, chị Đào Thị Bích Vân nói.
Sự lựa chọn này không chỉ cho thấy tinh thần cởi mở của đội ngũ sáng kiến, mà còn phản ánh triết lý nền tảng của LeadHerShip: Việc trao quyền cho phụ nữ không cần bắt đầu từ các khái niệm lớn lao, mà có thể bắt đầu bằng sự tự tin để đặt câu hỏi, sự tò mò để tìm hiểu, và sự cộng hưởng trong một không gian an toàn để cùng nhau học hỏi.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027
Bên cạnh những buổi workshop mới lạ như thế, LeadHerShip cũng tổ chức các sự kiện học thuật có chiều sâu như tọa đàm Tăng cường năng lực lãnh đạo cho nữ giới trong giáo dục.
Tại đây, Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, người sáng lập Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD, đã chia sẻ rằng: “Lãnh đạo nữ không chỉ có khả năng thấu hiểu các khó khăn mà các nhóm yếu thế phải đối mặt, mà còn có thể tạo ra những thay đổi cụ thể để bảo đảm rằng mỗi cá nhân đều có cơ hội phát triển trong môi trường giáo dục”.
Bà nhấn mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo nữ trong việc xây dựng một môi trường học đường an toàn, tôn trọng và giàu tính nhân văn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, người sáng lập Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD chia sẻ trong khuôn khổ sáng kiến LeadHerShip. |
Chọn cách tiếp cận đa dạng, từ đời thường đến hàn lâm, từ hài hước đến học thuật, LeadHerShip đã và đang tạo ra không gian học tập nơi bình đẳng giới không chỉ là một chủ đề, mà là một trải nghiệm sống động và có thật.
Mở rộng hành trình trao quyền cho phụ nữ
Khởi đầu với chủ đề “Nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho nữ giới trong giáo dục”, các hoạt động của năm đầu tiên tập trung chủ yếu vào cộng đồng học thuật - nơi các nữ giảng viên và sinh viên được tiếp cận những kỹ năng, góc nhìn và trải nghiệm mới để vững vàng hơn trên hành trình sự nghiệp.
Sang năm thứ hai, dự án chính thức “tách nhánh”, với một hướng đi dành cho đối tượng đại chúng, tập trung vào các workshop kỹ năng thiết thực, như tài chính cá nhân, đầu tư thông minh và bảo hiểm xã hội. Nhánh còn lại hướng tới giới học thuật chuyên sâu, với các hội thảo, tọa đàm và khóa học ngắn ngày theo định hướng nghiên cứu.
![]() |
LeadHerShip đã thu hút gần 400 lượt người tham gia trực tiếp. |
Với 10 sự kiện lớn nhỏ đã được tổ chức, nhóm dự án thu hút gần 400 lượt người tham gia trực tiếp. Điều đáng chú ý là, những người tham dự là nam giới đã chú ý ngày càng nhiều hơn tới các chương trình của LeadHerShip, một điều không chỉ gây bất ngờ mà còn đầy khích lệ. Tỷ lệ nam giới tham gia dao động từ 20 đến 30%, gồm cả sinh viên, giảng viên và các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực.
“Ban đầu khi nghe đến LeadHerShip là sáng kiến dành cho phụ nữ, tôi cũng hơi ngần ngại. Nhưng sau khi trải nghiệm, tôi nhận ra đây không chỉ là sân chơi dành riêng cho phụ nữ, mà còn là nơi để nam giới như tôi học cách lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ, bởi bình đẳng giới không thể thành hiện thực nếu thiếu sự đồng hành của cả hai giới”, anh Nam - một người tham dự chia sẻ.
![]() |
Tỷ lệ nam giới tham gia các sự kiện trong khuôn khổ sáng kiến dao động từ 20 đến 30%, gồm cả sinh viên, giảng viên và các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực. |
Với sự đồng hành của Viện Friedrich Naumann FNF, một đối tác quốc tế giàu tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân chủ, tự do và phát triển bền vững, dự án đang dần phát triển thành mô hình kiểu mẫu cho hợp tác quốc tế trong thúc đẩy bình đẳng giới thông qua giáo dục thực tiễn.
“Chương trình này không chỉ nhằm nâng cao khả năng tự chủ của phụ nữ mà còn tăng cường vốn hiểu biết của họ trong những lĩnh vực thiết thực, từ đó tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của họ”, bà Lê Bích Ngọc, Quản lý Dự án tại FNF Việt Nam chia sẻ về dự án.
“Sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm và có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ sẽ khơi dậy niềm đam mê, khát khao học hỏi và phát triển bản thân trong từng cá nhân”, bà Lê Bích Ngọc cho biết thêm.
Khi cộng đồng được hình thành
Bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên, Thạc sĩ Chính sách công tại Fulbright, chuyên gia đồng hành cùng dự án trong vai trò tư vấn tài chính, chia sẻ: “Là người từng đối mặt với không ít trở ngại khi khởi nghiệp, tôi hiểu phụ nữ cần nhiều hơn là lời khuyên. Họ cần một cộng đồng hỗ trợ, được trao quyền, và được tiếp cận các kỹ năng cần thiết để tự tin theo đuổi con đường của riêng mình”.
“Khi những trải nghiệm thực tế được lan tỏa và kết nối với nhau, đó là lúc chúng ta bắt đầu xây dựng một cộng đồng có hành động, chứ không chỉ là những cuộc trò chuyện”, bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên nhấn mạnh.
Chuyên gia tin rằng “mỗi người phụ nữ khi được trao quyền sẽ tạo nên sức mạnh lan tỏa, giúp cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn”.

Tăng cường hợp tác giữa các Nghị viện để thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ và phát triển nền kinh tế chăm sóc
Không chỉ mang đến những công cụ và kiến thức thực tiễn sáng kiến đã giúp khơi gợi niềm tin rằng bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể trở thành người lãnh đạo xuất sắc.
![]() |
Các thành viên tham gia LeadHerShip bàn luận sôi nổi về một chủ đề liên quan tài chính. |
Chúng tôi mong muốn dự án không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kỹ năng hay kiến thức, mọi người đến rồi về mà còn hướng đến xây dựng một cộng đồng kết nối, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau lâu dài. Dự án cũng mong muốn nhận được sự đồng hành lâu dài của Viện Friedrich Naumann Việt Nam để có thể tiếp tục phát triển thành một mô hình điển hình trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đúng vai trò của một trường đại học là dùng sức mạnh của giáo dục, để kết nối và lan tỏa đến cộng đồng lớn hơn.
Chị Đào Thị Bích Vân, Giảng viên Trường đại học Việt Đức chủ nhiệm dự án LeadHerShip
Khi từng cá nhân được tiếp sức vươn lên, họ sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời lan tỏa sự tự tin và tư duy đổi mới đến những người chung quanh. Sự hình thành của cộng đồng LeadHerShip chính là minh chứng cho thấy mỗi phụ nữ được truyền cảm hứng có thể trở thành một hạt nhân thay đổi, góp phần thúc đẩy những chuyển biến tích cực trong xã hội.
Trong năm 2025, LeadHerShip sẽ tổ chức Hội nghị Giới trẻ dành cho cộng đồng học thuật với chủ đề “Phụ nữ và phát triển bền vững”. Đây không chỉ là một cột mốc mới, mà là bước tiến nhằm mở rộng tác động đến các tầng lớp trẻ, nơi phụ nữ không chỉ là người thụ hưởng mà trở thành người kiến tạo tương lai.