Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế

NDO - Ngày 9/12, tại Quảng Ninh, Hội Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN) phối hợp Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nuôi dưỡng người bệnh qua đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch lần thứ 3 với chủ đề “Dinh dưỡng trong bệnh lý tiêu hóa”.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị nhằm cập nhật các hướng dẫn, nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị người mắc bệnh lý tiêu hóa trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như chia sẻ việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn thực hành lâm sàng với từng nhóm bệnh lý tương ứng. Qua đó, chương trình mong muốn giúp các bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng... nâng cao trình độ chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng nhằm cải thiện kết quả trong điều trị cho người bệnh.

Với 12 báo cáo tập trung vào vấn đề dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như bệnh tụy, suy gan, xơ gan, viêm ruột, hội chứng ruột ngắn, phẫu thuật tiêu hóa và hồi sức ngoại khoa..., Hội nghị thu hút sự quan tâm của gần 400 bác sĩ, nhân viên y tế là hội viên VietSPEN.

Trình bày các báo cáo tại hội nghị là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ các bệnh viện đầu ngành trong và ngoài nước như: TS, BS Lưu Ngân Tâm, Chủ tịch VietSPEN, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh); GS, BS Nguyễn Quốc Kính, Phó Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam; GS, BS Johann Ockenga, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan - Nội tiết và Dinh dưỡng, Bệnh viện Bremen (Đức) và nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực tiêu hóa và dinh dưỡng lâm sàng.

Hội nghị còn có sự tham dự của PGS, TS, BS Nguyễn Trường Sơn, nguyên Thứ trưởng Y tế; TS, BS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế); ThS, BS Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam).

Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế ảnh 1

Qua những chia sẻ của các chuyên gia trong hội nghị, các bác sĩ - nhân viên y tế đã nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa mất cân bằng dinh dưỡng và các căn bệnh về tiêu hóa, miễn dịch và các biến chứng do suy dinh dưỡng. Qua đó, cũng có thêm nhiều kiến thức thực tiễn về việc bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân trong các giai đoạn trước và sau phẫu thuật, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tăng hồi sức phục hồi sau mổ, bệnh nhân có tiên lượng tốt sau xuất viện.

Hệ tiêu hóa là cơ quan rất quan trọng trong duy trì sự sống và sức khỏe. Không chỉ giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa còn tác động trực tiếp đến điều hòa chuyển hóa, miễn dịch... Các bệnh nhân mắc bệnh lý ở đường tiêu hóa thường gây ra tình trạng chán ăn, ăn không tiêu (như trong bệnh xơ gan, viêm tụy mạn tính...) hoặc tắc nghẽn ống tiêu hóa (do bệnh lý ung thư thực quản - dạ dày) hoặc rối loạn đi tiêu, mất chất dinh dưỡng (như trong bệnh lý viêm ruột, rò tiêu hóa, ruột ngãn), dẫn đến thiếu dinh dưỡng, sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của người bệnh.

Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế ảnh 2

Báo cáo tại hội nghị là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện đầu ngành.

Theo TS, BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch VietSPEN - suy dinh dưỡng xuất hiện ở 30-50%, thậm chí có thể lên đến 90% khi bệnh tiến triển nặng, ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý tiêu hóa. Suy dinh dưỡng tác động xấu đến kết quả điều trị như: tăng nhiễm khuẩn do suy giảm miễn dịch, chậm hồi phục bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, giảm chất lượng sống và tăng tỉ lệ tái nhập viện.

Vì vậy, việc can thiệp dinh dưỡng cho các đối tượng bệnh nhân này là rất cần thiết, không chỉ là bồi hoàn sự thiếu hụt dinh dưỡng mà còn giúp họ nâng cao thể trạng, hồi phục suy dinh dưỡng, tăng cường chức năng miễn dịch, hạn chế biến chứng và giảm tái nhập viện”, TS, BS Lưu Ngân Tâm nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế ảnh 3

Chia sẻ của GS, BS Johann Ockenga, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan - Nội tiết và Dinh dưỡng, Bệnh viện Bremen (Đức).

Tại Việt Nam hiện nay, vai trò của dinh dưỡng trong điều trị vẫn còn bị xem nhẹ. Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa dinh dưỡng; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu một người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Nhưng các thống kê thực tế cho thấy, trung bình các cơ sở y tế chỉ có 0,7 bác sĩ y đa khoa làm tại khoa dinh dưỡng. Trong đó, các bệnh viện hạng đặc biệt có 2 bác sĩ đa khoa làm việc tại khoa dinh dưỡng, riêng bệnh viện hạng IV không có ai.

Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế ảnh 4

Là đơn vị dẫn đầu thị phần ngành sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam, Vinamilk luôn đi đầu trong việc đồng hành cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ các sự kiện thăm khám - tư vấn sức khỏe miễn phí; ngày hội chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến chương trình tập huấn dinh dưỡng điều trị cho điều dưỡng khắp cả nước. Hoạt động đồng hành cùng Hội VietSPEN trong hội nghị thường niên chuyên ngành Nuôi dưỡng người bệnh qua đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch cũng là một trong những nỗ lực của Vinamilk nhằm hiện thực hóa sứ mệnh “chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho các thế hệ người Việt”.

TS, BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch VietSPEN cho biết: “Hội Nuôi dưỡng đường Tĩnh mạch và đường Tiêu hóa Việt Nam đánh giá cao sự quan tâm của Vinamilk trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ lâm sàng và sức khỏe của cộng đồng nói chung. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục đồng hành cùng Vinamilk trong suốt quá trình hiện thực hóa sứ mệnh của VietSPEN là bồi dưỡng chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho nhân viên y tế, phát triển ngành dinh dưỡng lâm sàng và nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh”.

Nâng cao năng lực chuyên môn về dinh dưỡng lâm sàng cho gần 400 nhân viên y tế ảnh 5

Vinamilk còn không ngừng nghiên cứu, phát triển và tiên phong ứng dụng các đột phá dinh dưỡng mới vào sản phẩm để nâng cao sức khỏe của hàng triệu gia đình Việt Nam. Trong đó, sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Gold được xem là giải pháp dinh dưỡng đầy đủ cho người ốm cần bồi bổ sức khỏe, người suy nhược cơ thể do ăn uống kém, người cần phục hồi sức khỏe với 39 dưỡng chất quý giá. Sản phẩm có thể sử dụng như thực phẩm hàng ngày giúp người lớn tuổi ăn ngon, ngủ ngon, hỗ trợ xương khớp, tốt cho tim mạch, đề kháng, trí nhớ hoặc nuôi ăn cho người bệnh qua đường ống thông.

Ra đời từ tháng 10/2020, Hội Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN) là nơi học tập, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, quan hệ xã hội của các cá nhân, tổ chức Việt Nam đã và đang làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy y học về lĩnh vực nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa. Hội còn tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn khoa học, tham gia đóng góp ý kiến cho các cấp có thẩm quyền, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực dinh dưỡng, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng, cũng như quan hệ và hội nhập quốc tế.

Thành lập năm 1976, Vinamilk hiện được định giá là thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và lớn thứ 6 toàn cầu. Sở hữu chuỗi cung ứng rộng lớn với 14 trang trại và 14 nhà máy hiện đại trải khắp cả nước, Vinamilk có danh mục 250 sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trong đó có nhiều sản phẩm dẫn đầu thị phần và xu hướng tiêu dùng hiện đại. Sản phẩm của Vinamilk hiện đã có mặt tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần giúp doanh nghiệp vào top 40 công ty sữa hàng đầu thế giới về doanh thu.