Các nhà lãnh đạo Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe tại Hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC, tại Brussels, Bỉ, ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ Latin và Caribe - đối tác quan trọng của EU

Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Mỹ Latin và Caribe, trong bối cảnh thế giới chứng kiến những thay đổi chóng mặt về địa chính trị khi Mỹ chuyển hướng các ưu tiên chiến lược. Mối quan hệ chặt chẽ giữa EU và Mỹ Latin và Caribe được đánh giá mang lại nhiều lợi ích thực chất cho đôi bên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: europa.eu)

Bước ngoặt trong hợp tác thương mại Hàn Quốc-EU

Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất đàm phán về Hiệp định Thương mại số (DTA). Đây được coi là bước tiến lớn trong quan hệ đối tác kinh tế-thương mại giữa hai bên và là thỏa thuận mang tính bước ngoặt, tạo môi trường kinh doanh năng động, thuận lợi và mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp hai bên. Thỏa thuận này không chỉ củng cố mối quan hệ thương mại song phương, mà còn đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa Hàn Quốc với "đại gia đình" 27 quốc gia thành viên EU trong kỷ nguyên số hóa.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. (Nguồn: THX/TTXVN)

Mở rộng cánh cửa hợp tác giữa EU và MERCOSUR

Vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) hoàn tất quá trình đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ mở rộng cánh cửa hợp tác giữa hai bên, mang lại cơ hội tăng trưởng và phát triển bền vững cho cả hai khu vực. Dù đây là một tín hiệu tích cực, song việc hai bên phải mất tới 25 năm mới đạt đồng thuận và những tranh cãi bên trong mỗi khối vẫn tồn tại cho thấy còn nhiều thử thách trên chặng đường đưa thỏa thuận này đi vào hiệu lực.
Tại chương trình, sinh viên đã có cơ hội giao lưu, hỏi đáp với lãnh đạo của Đại sứ quán cũng như đại diện ASEAN-MERCOSUR Chair.

Tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa ASEAN-MERCOSUR

Trường đại học Ngoại thương vừa tổ chức thành công Lễ khởi động Chương trình ASEAN-MERCOSUR Chair, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Hội nghị thượng đỉnh Mercosur tại Paraguay ngày 8/7/2024. (Ảnh: TTXVN)

Hợp tác MERCOSUR trước nhiều khó khăn

Chào đón thành viên mới Bolivia lần đầu tham dự và khách mời Panama tăng cường hợp tác với các quốc gia Nam Mỹ là những lý do Hội nghị thượng đỉnh Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) được kỳ vọng quyết định bước mở rộng tiếp theo của Khối. Song, nhiều vấn đề nội tại, xuất phát từ quan điểm khác biệt của các nước thành viên, khiến MERCOSUR chỉ tập trung tìm giải pháp vượt qua thách thức trước mắt.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở thủ đô Lima của Peru. (Ảnh: Bloomberg)

Mỹ Latin nỗ lực vượt sóng gió

Khu vực Mỹ Latin vừa trải qua một năm nhiều thách thức, nổi bật là tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy vậy, các nước Mỹ Latin tiếp tục nỗ lực vươn mình trong gian khó, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác với các đối tác vì sự phát triển và tiến bộ của khu vực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: theglobalamericans.org)

Xa vời thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR

Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đang ráo riết đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Argentina tuyên bố không còn muốn tham gia ký kết FTA. Hành động của Argentina, nước thành viên quan trọng trong MERCOSUR, đã “dội gáo nước lạnh” vào những nỗ lực của cả hai khối.
Cờ châu Âu tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 13/3/2023. (Ảnh: Reuters)

Mở rộng hợp tác giữa EU và Mỹ Latin

Hơn 50 nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC), khai mạc hôm nay (17/7), tại Brussels (Bỉ). Các bên đánh giá đây là cơ hội để mở rộng hợp tác toàn diện và cùng có lợi, trong các lĩnh vực ưu tiên cao, như tài trợ phát triển, chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng tái tạo, đồng thời tạo thêm động lực cho đàm phán giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez bắt tay Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sau cuộc gặp tại Cung điện Alvorada ở Brasilia, Brazil, ngày 2/5/2023. Ảnh: REUTERS

Gắn kết ở khu vực Mỹ Latin

Trong chuyến thăm Brazil mới đây, Tổng thống Argentina Alberto Fernández đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của Brazil có tầm quan trọng đặc biệt đối với Argentina và là một bước quan trọng để củng cố Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Những cam kết hỗ trợ từ Brazil dành cho Argentina giúp củng cố mối quan hệ song phương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Gustavo Penades (bên phải), Chủ tịch Nghị viện Mercosur với đại biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nghị viện MERCOSUR và Quốc hội Việt Nam ra Thông cáo báo chí chung

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Nghị viện MERCOSUR khẳng định nỗ lực củng cố quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bổ sung thế mạnh giữa hai khu vực; đồng thời ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác Nam-Nam trong thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của hai bên, góp phần xây dựng một thế giới công bằng và bình đẳng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Argentina Cecilia Moreau. (Ảnh: TTXVN)

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Argentina ngày càng thực chất và hiệu quả

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Argentina Cecilia Moreau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Argentina từ ngày 23-28/4/2023. Sáng ngày 24/4, tại trụ sở Quốc hội Argentina, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cecilia Moreau.