Lễ hội cầu ngư là sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của xã Nhơn Hải.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của ngư dân Nhơn Hải

Lễ hội cầu ngư tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống tâm linh của ngư dân miền biển. Hằng năm, lễ hội truyền thống cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải được tổ chức vào tháng 2 âm lịch (từ ngày 11 đến 13/3/2025).
Quang cảnh buổi lễ.

Bình Định đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý”

Ngày 7/2, tại xã Nhơn Lý, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý”. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa trọng đại hằng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, mà còn là một biểu tượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã tồn tại gần 200 năm.
Thành phố Đà Nẵng mùa xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Tết Việt trong mạch nguồn văn hóa biển

Trong mạch chảy của văn hóa Việt, Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ở mỗi vùng miền đều mang đậm chất văn hóa vùng giàu bản sắc. Đối với văn hóa miền biển, Tết, chừng như mang thêm vị mặn mòi của biển, và gieo thêm ước nguyện bình an trên mỗi chuyến tàu cá của ngư dân nhổ neo rời bến. Người làng biển Đà Nẵng, vẫn giữ cho mình phong vị tết đậm vị ngọt biển khơi khi sương xuân tan trong mầu nắng sớm.
Đà Nẵng sẽ nâng cấp Lễ hội Cầu ngư truyền thống - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lên Lễ hội cấp thành phố.

Xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa

Thành phố Đà Nẵng hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 3 di sản là nghề thủ công truyền thống. Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói riêng hiện đang được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Với việc ban hành các đề án cụ thể, Đà Nẵng kỳ vọng phát huy được các giá trị cốt lõi của di sản, hướng tới xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội.
Đoàn nghinh Ông diễu hành qua thị trấn Sông Đốc.

Lễ hội cầu ngư tại miền biển Cà Mau

Tại nhiều địa phương ven biển trong cả nước, Lễ hội cúng cá Ông còn gọi là Lễ hội nghinh Ông, hoặc Lễ hội cầu ngư, cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, có vụ mùa khai thác thuận lợi. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 23 đến 25/3 (tức ngày 14 đến 16/2 âm lịch), tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
Rước linh vị thành hoàng từ Đình thờ tổ đến Ngư Linh Miếu để làm lễ cầu ngư.

Quảng Bình: Về làng biển Cảnh Dương xem lễ hội cầu ngư

Ngày 5/2 (tức ngày rằm tháng Giêng), tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra Lễ hội cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản năm 2023. Đây là lễ hội  được tổ chức hằng năm có quy mô nhất tỉnh Quảng Bình, diễn ra ở làng biển có lịch sử hình thành phát triển gần 400 năm.
Nghi thức tế Thần Ngư trong Lễ hội cầu ngư Cảnh Dương.

Đặc sắc Lễ hội cầu ngư của làng biển Cảnh Dương

Ngày 26-2 (tức ngày 15 tháng Giêng), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) tổ chức Lễ hội cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản năm 2021. Đây là lễ hội cầu ngư lớn nhất và được tổ chức hằng năm có quy mô nhất tỉnh Quảng Bình.