Nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, thâm dụng lao động và dựa vào tài nguyên; cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị đe dọa bởi tình trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi phải sớm chuyển đổi mô hình từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế nông nghiệp tuần hoàn để phát triển bền vững trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Lễ hội nhằm mong muốn giới thiệu văn hóa, quảng bá tiềm năng để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế từ sen, liên kết phát triển du lịch gắn với kinh tế nông nghiệp; mở ra nhiều cơ hội kết nối, đưa ngành hàng sen phát triển xứng tầm vị thế.
Trung du và miền núi phía bắc là khu vực giàu tiềm năng, lợi thế về kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản tại các địa phương còn nhiều hạn chế. Nâng cao năng lực sản xuất, liên kết vùng; chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử… là “đòn bẩy” để quảng bá và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp trong toàn vùng.
Hội quán Sinh viên khởi nghiệp Trường Đại học Đồng Tháp tạo môi trường sinh hoạt, giao lưu, kết nối sinh viên có đam mê, yêu thích khởi nghiệp góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của trường.
Hội thảo chỉ ra các hạn chế, thiếu sót và đề xuất nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo nhằm giúp chuẩn hóa, nâng cao giá trị ngành hàng hoa kiểng, nhất là giúp hoa kiểng Đồng Tháp tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng và hợp tác quốc tế.
Nhiệm kỳ 2018-2023 qua, nông dân cả nước và các cấp Hội Nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc chung sức, đồng lòng hoàn thành 30/33 chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII đề ra, trở thành tiền đề quan trọng nhằm xây dựng người nông dân văn minh, phát huy quyền làm chủ, góp phần nâng tầm nông nghiệp, nông thôn mới theo hướng bền vững, làm điểm tựa chắc chắn cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Trong hai ngày từ 22-23/9, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên lần thứ 10, nhiệm kỳ 2023-2028, với sự tham dự của 236 đại biểu đại diện cho hơn 200.000 hội viên của tỉnh Hưng Yên. Dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa.
Với tầm quan trọng về vị trí địa chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam; lợi thế không gian, quỹ đất so với tỉnh, thành phố lân cận trong khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Phước dần trở thành một nhân tố quan trọng trong hệ thống địa phương vệ tinh của nền kinh tế đầu tàu Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Tây Nguyên.
Kỳ họp lần này có ý nghĩa quan trọng, những quyết sách được thông qua tại kỳ họp là cơ sở pháp lý, tạo đà phát triển “tăng tốc” và vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã đề ra.
Sáng 13/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chiều ngày 12/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội thảo "Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới' và công bố chương trình thí điểm “Phát triển sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu cho phụ nữ nông thôn khu vực miền núi phía bắc”.
Sáng 13/10, đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Bến Tre về định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, nông sản nước ta hoàn toàn có thể trở thành hàng hóa và bán ra thị trường thế giới, với thị trường rất rộng mở khi Việt Nam đang là thành viên của 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm minh bạch và phát triển bền vững; chuyển từ chuỗi cung ứng sang chuỗi liên kết, chú trọng khâu sau thu hoạch, phát triển thị trường.
Để hiệu quả cần hướng đến thị trường cần gì sản xuất cái đó, hướng đến chất lượng chứ không theo số lượng. Chỉ tiêu, sản xuất không chỉ dựa trên mỗi lợi thế về địa hình, hay thổ nhưỡng và tính toán trên nhu cầu tiêu thụ. Khi đó nông sản sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không còn ùn ứ hay phải giải cứu.