Triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực mới, nhất là từ phía Iran. Dù vậy, trong nỗ lực làm sống lại thỏa thuận lịch sử, thách thức được dự báo là không nhỏ, nhất là khi căng thẳng tại Trung Đông chưa hạ nhiệt và cục diện bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn rất khó lường.
Cử tri Iran đã chọn ứng cử viên theo đường lối cải cách, ông Masoud Pezeshkian, làm Tổng thống mới của nước này, quyết định nhận được sự quan tâm lớn cả trong nước và quốc tế. Trong thời điểm quan trọng đối với nước Cộng hòa Hồi giáo, sự thay đổi về đường lối lãnh đạo đặt ra cả cơ hội và thách thức cho Tehran trong tiến trình phát triển và định hướng tương lai.
Tại phiên họp của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ở thủ đô Vienna của Áo, đại diện thường trực của Nga Mikhail Ulyanov cho biết, Moskva kêu gọi Washington và nhóm E3 (gồm Pháp, Đức và Anh) nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Theo hãng tin TASS, ông Ulyanov cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy các động thái tương tự từ phía Iran.
Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi vừa cho biết, IAEA và Iran nhất trí điều chỉnh quan hệ với việc Iran đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số cơ sở hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát. Ðộng thái này mở ra triển vọng cải thiện quan hệ giữa Tehran và phương Tây.
IAEA và Iran nhất trí điều chỉnh quan hệ trên cơ sở các thỏa thuận về bảo đảm an toàn, Iran cũng đồng ý kết nối trở lại các máy quay giám sát tại một số cơ sở hạt nhân và tăng cường tốc độ thanh sát.
Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã ra 1 tuyên bố chung nhất trí với báo cáo của IAEA cho rằng Iran không nhất quán về việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngày 22/10, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết nước này đã nhận được thông điệp từ Mỹ thể hiện sự gấp rút của Washington trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Mỹ cho rằng Iran dường như đã thay đổi quan điểm liên quan việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân, trong khi Tehran cho biết điều được trông chờ từ Mỹ và các nước phương Tây là thiện chí, chứ không phải các lệnh cấm vận. Lời qua tiếng lại giữa các bên khiến nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran tiếp tục trắc trở.
Ngày 12/10, Giám đốc Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), ông Mohammad Eslami, xác nhận Iran đã bắt đầu làm giàu urani ở tầng thứ 3 của các máy ly tâm tiên tiến tại cơ sở ngầm ở Natanz.
Theo Tân Hoa xã, trong bài trả lời phỏng vấn đài phát thanh NPR (Mỹ), Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian khẳng định rằng, việc Washington tôn trọng các cam kết, bao gồm dỡ bỏ cấm vận và không phá vỡ các thỏa thuận đã ký, là rất quan trọng đối với các cuộc đàm phán về khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Một quan chức Iran cho biết, nếu phương Tây không ra quyết định khôi phục thỏa thuận, Iran có những lựa chọn khác và Iran sẽ không tay trắng trong tình huống này.
Truyền thông tại Trung Đông ngày 2/9 đưa tin, Nghị sĩ Iran - Tướng Mohammad Ismail Kothari tuyên bố nước này có thể tăng cường làm giàu uranium có độ tinh khiết từ 60% lên 93%, được coi là “cấp độ vũ khí”, nếu các bên tiếp tục trì hoãn việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Ngày 1/9, Mỹ cho biết đã nhận được phản hồi mới nhất từ phía Iran về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani ngày 28/8 tuyên bố, Tehran nghiêm túc trong mục tiêu đạt 1 thỏa thuận tại Vienna (Áo) vì việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 có lợi cho tất cả các bên.
Ngày 24/8, Iran cho biết đã nhận được phản hồi của Mỹ với đề xuất khôi phục thỏa thuận hạt nhân "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA) mà Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, một thỏa thuận liên quan chương trình hạt nhân của Iran có thể đạt được sớm nhất là trong tuần này.
Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh, việc trao đổi tù nhân với Mỹ không liên quan đến các cuộc đàm phán gián tiếp với Washington nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 15/8 cho biết, Mỹ không có kế hoạch nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có các biện pháp nhằm vào Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Washington khẳng định, nếu muốn các lệnh trừng phạt IRGC được dỡ bỏ, Tehran cần thay đổi hành động.
Ngày 15/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhận định có cơ hội để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới, nếu "lằn ranh đỏ" của Tehran được tôn trọng.
Đại diện của Nga tại Vienna cho rằng, có thể sớm đạt được đồng thuận về JCPOA nếu tất cả các nước tham gia đàm phán đồng ý với văn bản do điều phối viên Liên minh châu Âu đưa ra vào ngày 8/8.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 8/8, cho biết, Mỹ sẵn sàng "nhanh chóng ký kết một thỏa thuận" để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), trên cơ sở các đề xuất do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra.
Ngày 4/8, các nhà đàm phán đã khởi động vòng thương lượng thứ tám tại khách sạn hạng sang Palais Coburg ở thủ đô Vienna (Áo), nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015.
Ngày 1/8, ông Mohammad Eslami - người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran, tuyên bố nước này không có ý định chế tạo bom nguyên tử dù có đầy đủ điều kiện kỹ thuật.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran cho biết, Iran sẵn sàng sớm hoàn tất đàm phán thỏa thuận hạt nhân JCPOA và phía bên kia cũng nên sẵn sàng làm như vậy.
Ngày 20/7, Iran đã lên tiếng bảo đảm chính sách hạt nhân của nước này không thay đổi và Tehran vẫn tuân thủ 1 sắc dụ Hồi giáo về việc cấm vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Iran tái khẳng định chính sách chiến lược của Tehran là tìm cách sử dụng công nghệ hạt nhân vì các mục đích hòa bình trong khuôn khổ luật pháp và quy tắc quốc tế.