Chị Lê Thị Năm (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) dùng công nghệ số để giới thiệu và bán sản phẩm. (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)

Chuyển đổi số giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế-xã hội. Chuyển đổi số là cơ hội lớn để chị em phụ nữ nắm bắt nhanh chóng thông tin tình hình thị trường tiếp cận với các mô hình kinh doanh mới, thị trường mới và cơ hội việc làm mới. Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong giao dịch thương mại, tiếp cận khách hàng, quản lý hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới.
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là sự ghi nhận, trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là vinh dự to lớn đối với các thế hệ phụ nữ Khu 5.

Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống, phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam

Ngày 6/3, tại Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Thành ủy Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phối hợp tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước phong tặng Hội Liên hiệp Phụ nữ Khu 5, nhằm tôn vinh, tri ân và ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, hội viên phụ nữ Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu ý kiến.

Thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Đối với vấn đề sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Bình đẳng giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất cần nghiên cứu, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật. Ngoài 8 lĩnh vực đang được điều chỉnh theo luật hiện hành, Luật Bình đẳng giới cần mở rộng phạm vi điều chỉnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, tránh tình trạng không thống nhất giữa quy định của pháp luật về bình đẳng giới với các văn bản luật chuyên ngành.
Quang cảnh buổi hội thảo.

Khơi dậy được tiềm năng, trí tuệ của người phụ nữ thời đại mới

Bước sang nhiệm kỳ 2022-2027, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước nhằm cụ thể hóa nội dung Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại chương trình.

Khơi dậy khát vọng phát triển của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số

Với chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phụ nữ cùng với quyết tâm “Không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn đồng hành cùng các lực lượng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ yếu thế, phụ nữ ở địa bàn khó khăn trong tiến trình thực hiện khát vọng phát triển và bình đẳng.
[Infographic] Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ

[Infographic] Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ

Thành lập ngày 20/10/1930, trải qua 92 năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị-xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội

Sáng 15/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Phụ nữ Việt Nam với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội”.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt.

Hướng tới kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Một trong những hoạt động trọng tâm hướng tới kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là Hội nghị đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội”. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 62 tỉnh, thành phố.
Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

30 năm TYM: Đồng hành-Tiếp bước

Trong 30 năm qua, các hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM) đã góp phần vào thực hiện sứ mệnh của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Qua đó TYM đã dần khẳng định là một trong những tổ chức tài chính vi mô lớn mạnh nhất Việt Nam.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu khai mạc.

Thúc đẩy, vận động cộng đồng chung tay hỗ trợ phụ nữ

Phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế giải quyết tốt các vấn đề xã hội từng bước thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là định hướng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam. Đây cũng chính là nội dung mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã bám sát, vận dụng sáng tạo trong tổ chức thực hiện các Đề án.
Cán bộ TYM - Chi nhánh Mê Linh đến thăm mô hình trồng hoa và cây giống của chị Nguyễn Thị Thập.

Đồng hành, chia sẻ cùng phụ nữ nghèo, yếu thế

Không chỉ xoay quanh thông tin về dòng tiền, hay những con số minh chứng việc sử dụng vốn hiệu quả như các tổ chức tài chính thông thường, câu chuyện của TYM còn mang ý nghĩa lớn lao và nhân văn hơn. Đó là hành trình bền bỉ suốt 30 năm qua của 1 mô hình tài chính vi mô đặc biệt, dành riêng cho những người phụ nữ nghèo, yếu thế trong xã hội.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh phát biểu tại hội thảo.

Cần can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em kịp thời

Nhằm thúc đẩy công tác lên tiếng, bảo vệ phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới, cần tăng cường phối hợp bảo vệ phụ nữ và trẻ em tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, như: phụ nữ khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn bị bạo lực, bạo hành, phụ nữ bị buôn bán, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, trẻ em yếu thế, vùng sâu vùng xa…
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại diễn đàn.

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình và an ninh

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh đã được đặt nền móng từ Nghị quyết số 1325 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua vào năm 2000, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình. Đến nay, vấn đề này đã và đang được triển khai rộng khắp trên toàn cầu, đồng thời được lồng ghép đa dạng vào nhiều chương trình, hoạt động của Liên hợp quốc cũng như các quốc gia thành viên.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu ý kiến.

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai

Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới năm 2022, ngày 31/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Tử tế vì môi trường” và trao giải cuộc thi “Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai trước bối cảnh Covid-19 và đề cử các gương mặt phụ nữ, sáng kiến về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai”.

Trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 tặng 2 nhà khoa học nữ.

Hai nhà khoa học nữ được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021

Đó chính là GS, TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và GS, TS, NGƯT Nguyễn Minh Thủy, Giảng viên cao cấp Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ bởi những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học tự nhiên nói riêng.

Lãnh đạo Quốc hội Cuba làm việc với Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga và các đại biểu. (Ảnh:Vũ Lê Hà/TTXVN)

Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam và Cuba trong sự nghiệp cách mạng

Từ ngày 19-23/4, đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội dẫn đầu thăm chính thức Cuba và có nhiều cuộc gặp với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba, trong đó hai bên đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.

Các đại biểu dự phiên trù bị Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII ngày 9/3. Ảnh: TTXVN

Hôm nay, tại Hà Nội, khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII

Sáng nay, 10/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027 khai mạc trọng thể, với sự tham dự của 959 đại biểu chính thức, là những phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, ngành nghề, các lĩnh vực công tác và các vùng miền khác nhau trong cả nước.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: TTXVN)

Khai mạc triển lãm “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Viết tiếp những ước mơ”

Chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, sáng 9/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai mạc triển lãm “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Viết tiếp những ước mơ”. Tới dự, có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai

Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai trước bối cảnh Covid-19 và về vai trò, đóng góp của phụ nữ trong các hoạt động phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động Cuộc thi “Sáng tác thông điệp truyền thông về bình đẳng giới trong phòng chống thiên tai trước bối cảnh Covid-19” và Đề cử các Gương mặt phụ nữ, Sáng kiến về bình đẳng giới trong phòng, chống thiên tai.