Những cửa ô là một đặc trưng riêng có của Hà Nội, hình thành, phát triển với lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Nay Hà Nội chỉ còn một cửa ô (Ô Quan Chưởng), nhưng những cửa ô luôn là niềm tự hào của người Hà Nội. Công chúng sẽ được tìm hiểu nét đẹp, lịch sử của những cửa ô qua trưng bày tại Hoàng thành thăng Long.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã chính thức bế mạc vào tối 6/10 tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long. Sau 3 ngày diễn ra sự kiện đã thu hút 63.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang đã khai mạc tối 5/10 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Sáng 5/10, tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” với chủ đề “Duyên dáng Áo dài Hà Nội”. Chương trình trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tối 4/10, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa áo dài" đã khai mạc tại Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Theo thông tin từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Ngày 25/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Toàn cầu (Vietcom) tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện trưng bày tranh về Hoàng Thành và cảnh non sông, di sản văn hóa Hà Nội mang tên "Dấu thiêng" của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang.
Di sản Văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là biểu tượng của lịch sử-văn hóa Đại Việt qua nhiều thế kỷ. Đây là nơi triều đình quân chủ thời xưa bàn bạc, ban hành những quyết sách quan trọng của đất nước, nơi chứng kiến những thăng trầm qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nơi hội tụ những nét tinh hoa kiến trúc-mỹ thuật của dân tộc… Những công trình kiến trúc từ xa xưa; những dấu tích kiến trúc và những hiện vật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long là niềm tự hào vô giá của Thăng Long-Hà Nội nói riêng, của nước Việt Nam nói chung.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có nhiều khu vườn nổi tiếng, trong đó, có những khu vườn đã trở thành Di sản Văn hoá thế giới như: Di Hòa Viên, Thiên Đàn, Cảnh Sơn... Trong dịp này hơn 100 bức ảnh về 11 “danh viên” ở Bắc Kinh đã được giới thiệu tại Hoàng thành Thăng Long.
Trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh", ngày 23/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau" và Trưng bày "Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam" tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), người dân Thành phố Hồ Chí Minh được khám phá, trải nghiệm nhiều nét văn hóa đặc sắc của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến trong chương trình Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO ở Paris cho biết, sáng 24/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một lễ tiết quan trọng trong văn hoá truyền thống Việt Nam ở cả cung đình và dân gian. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội giới thiệu nhiều nét đẹp của nghi thức cung đình liên quan đến ngày Tết này.
Sự ra đời và phát triển của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ là một trong những mốc son về nghệ thuật chiến tranh, là yếu tố then chốt dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Kỷ niệm 65 năm ngày ra đời đường Trường Sơn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật quý về con đường huyền thoại này.
Các màn rước lễ, dâng hương, dâng lễ vật, múa rồng, trống hội… đã tạo một không khí trang nghiêm mà không kém phần sôi nổi, vui tươi trong những ngày xuân mới tại Hoàng thành Thăng Long.
Hai di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hà Nội chính thức được kết nối bằng dịch vụ xe điện. Tuyến xe điện nối hai di sản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để du khách khám phá phần “thành” và phần “thị” của kinh đô Thăng Long xưa.
Để tiễn năm cũ qua đón năm mới Giáp Thìn sắp đến, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức tái hiện một số nghi lễ cung đình xưa trong đón Tết, như lễ cúng Táo quân, thả cá chép và lễ dựng cây nêu.
Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” sẽ được khai trương vào 9 giờ 30 phút ngày 5/2 (tức 26 tháng Chạp năm Quý Mão), nhằm đưa du khách khám phá nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội theo lộ trình tham quan tuyến hồ Hoàn Kiếm-khu Phố cổ Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, chiều 30/1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống Cộng hòa Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã có chuyến tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 30/1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tham quan không gian Tết Việt 2024 và Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - Di sản văn hóa thế giới.
Những nét đẹp ngày Tết của người Hà Nội, những đặc sản ẩm thực đất kinh kỳ trong ngày Tết; cùng với đó là nét đẹp Tết của các vùng, miền khác nhau sẽ được giới thiệu tại Hoàng thành Thăng Long trong chương trình “Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống”.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký về việc công nhận 29 bảo vật quốc gia tại 15 tỉnh, thành phố. Như vậy, từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã 12 lần quyết định công nhận 294 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia.
Trong số 29 Bảo vật quốc gia vừa được Chính phủ công nhận, có đến 4 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long. Các hiện vật đều mang những giá trị lịch sử, mỹ thuật đặc biệt. Trong đó, đáng chú ý nhất là mô hình kiến trúc thời Lê sơ - hiện vật mang nhiều thông tin giá trị về kiến trúc cung đình xưa.
Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống” sẽ diễn ra từ ngày 24-28/1/2024 tại Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội).
Hơn mười năm trước, khi Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, hiểu biết của chúng ta về Điện Kính Thiên - nơi vua làm lễ đăng quang, cùng quần thần bàn quốc sự, nơi tiếp đón sứ thần… trong thời đại quân chủ gần như là con số 0. Nhưng hơn mười năm qua, từ kết quả khai quật khảo cổ và nghiên cứu khoa học liên ngành, không gian nơi thiết triều dần hiển lộ. Quy mô của tòa điện dần được làm rõ.
Theo quy định mới, phí tham quan một lượt với mỗi khách đến di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng, đền Ngọc Sơn 50.000 đồng, di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
Những hình ảnh, mô hình phục dựng điện Kính Thiên sẽ được giới thiệu tới công chúng trong trưng bày “Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên” tại Bảo tàng Hà Nội, kể từ ngày 29/11 tới.
Hà Nội đã trải qua quá trình biến đổi mạnh mẽ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 khi người Pháp chiếm và quy hoạch, xây dựng lại Hà Nội. Tòa thành cũ mất đi, để lại nhiều nuối tiếc. Nhưng những con phố mới ra đời và định hình nét đẹp kiến trúc Hà Nội cho đến tận hôm nay.
Cùng với thời gian, sự tác động của thiên nhiên, con người, những biến động xã hội, nhiều di tích bị hư hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Đối với những phế tích có giá trị đặc biệt quan trọng, việc phục dựng để cộng đồng có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời, tạo điểm nhấn phục vụ du lịch là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc phục dựng cần hết sức cẩn trọng, bảo đảm các yếu tố khoa học, kiến trúc, mỹ thuật... tránh tình trạng làm lệch lạc, méo mó, biến dạng di sản.