Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong và sau đại dịch

Hơn hai năm diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nhiều giải pháp đã được triển khai quyết liệt trong thời gian qua, góp phần mang lại những kết quả khả quan trong lĩnh vực này.
0:00 / 0:00
0:00
Lao động Việt Nam chuẩn bị đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) (Ảnh minh họa: Colab).
Lao động Việt Nam chuẩn bị đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) (Ảnh minh họa: Colab).

Nhiều biện pháp hỗ trợ lao động ngoài nước trong đại dịch

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), cho biết, trong hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong và sau đại dịch ảnh 1

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương. (Ảnh: Tống Giáp)

Trong thời điểm đại dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng lao động Việt Nam ở nước ngoài bị mất việc làm, không có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt, trả tiền thuê nhà. Nhiều lao động hết hạn hợp đồng buộc phải ở lại vì không có chuyến bay về nước, gặp nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập. Nhiều lao động đã được tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục nhưng chưa thể xuất cảnh theo kế hoạch.

Trước tình hình đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã triển khai các biện pháp cụ thể.

Trong thời điểm đại dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng lao động Việt Nam ở nước ngoài bị mất việc làm, không có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt, trả tiền thuê nhà. Nhiều lao động hết hạn hợp đồng buộc phải ở lại vì không có chuyến bay về nước, gặp nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập. Nhiều lao động đã được tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục nhưng chưa thể xuất cảnh theo kế hoạch.

Trước hết, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm việc với cơ quan chức năng của nước tiếp nhận đề nghị nước tiếp nhận tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc, gia hạn visa cho lao động chưa thể về nước do dịch bệnh Covid-19. Đề nghị cho phép lao động Việt Nam ở nước ngoài được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Cùng với đó, phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước có lao động Việt Nam đang làm việc để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và tổ chức đưa lao động hết hạn hợp đồng về nước.

Thêm vào đó, chỉ đạo các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình dịch Covid-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch của nước sở tại, hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch.

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ tạo điều kiện hỗ trợ người lao động đã hoàn thành thủ tục đi làm việc ở nước ngoài nhưng chưa thể xuất cảnh do dịch bệnh Covid-19.

Đáng chú ý, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu, rà soát và đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện việc giảm mức thu, nộp phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thời hạn áp dụng quy định này đến hết ngày 30/6/2022.

Cơ quan này cũng hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ làm các thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thúc đẩy đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài sau đại dịch

Khi dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.

Bộ đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh. Bộ cũng đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cũng như cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động.

Đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc xây dựng và tổ chức mạng lưới giao dịch việc làm ngoài nước; cung cấp đầy đủ thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài cũng như hỗ trợ người lao động về nước tìm kiếm việc làm phù hợp nhu cầu và các nghề nghiệp, kỹ năng đã học được ở nước ngoài.

Chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ thực hiện đúng các quy định mới về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giảm chi phí trước khi đi cho người lao động, tăng cường quản lý bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Qua 11 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt mốc 122 nghìn người, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022.

Theo quy định hiện hành tại Quyết định 40/2021/QĐ-TTg, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Mức đóng góp vào Quỹ là 100 nghìn đồng/người với mỗi hợp đồng. Người lao động được hỗ trợ từ Quỹ khi đóng góp đầy đủ, áp dụng từ thời điểm họ đóng góp vào quỹ.

Nhờ những nỗ lực đó, qua 11 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt mốc 122 nghìn người, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022. Con số này ghi dấu ấn khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái và cả năm 2021, khi tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ đạt hơn 45 nghìn người.