ND - Cách Trái đất 26 nghìn năm ánh sáng, hố đen AgrA có khối lượng gấp bốn triệu lần mặt trời. Các nhà thiên văn học Nhật Bản rút ra kết luận trên sau khi quan sát bằng kính thiên văn XMM-Newton của ESA cũng như vệ tinh tia X của Mỹ và Nhật Bản.
Theo đó, họ đã phát hiện những đám mây khi sáng lên và mờ dần khi chúng di chuyển gần AgrA. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện tượng này là do hố đen phát ra các tia X cách đây 300 năm, thổi bay các điện tử khỏi phân tử sắt trong các đám mây trên.
Phát hiện cũng giúp giải thích tại sao hố đen tại dải ngân hà lại hoạt động khá "uể oải" nếu so với những lỗ đen cùng loại ở các thiên hà khác. Theo các nhà khoa học, hố đen trên có thể đã "nghỉ ngơi" sau một đợt bùng phát lớn và giờ đã "thức dậy".